Thờ cúng Vua Hùng Vương – Tín ngưỡng lâu đời đẹp đẽ của người Việt Nam

Thờ cúng Vua Hùng Vương là tín ngưỡng dân gian lâu đời và có nguồn gốc từ đời xưa đến nay của người Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng Vương được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và là một nét đẹp trong văn hóa của người dân nước ta. Hành Hương Việt may mắn được đồng hành với quý khách quay về truyền thống thờ cúng vua Hùng Vương trong những dịp lễ tết đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

1.   Nguồn gốc thờ cúng Vua Hùng Vương

Trong truyền thuyết dân gian của người Việt Nam, Vua Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân. Vua Hùng Vương là chính là người có công xây dựng nên nhà nước Văn Lang cổ đại (hiện đang là vùng đất Phú Thọ ngày nay). Trong tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng Vương không chỉ là một vị vua có công lao to lớn đã dựng nên một đất nước hùng mạnh mà trong tư tưởng của người Việt Nam, Vua Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy người dân cày ruộng, cấy lúa và là vị thần mang linh khí cho đất đai, nhà cửa, mùa màng bội thu.

nguồn gốc Thờ cúng vua Hùng Vương

Và phong tục thờ cúng Vua Hùng Vương bắt nguồn từ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên – một trong những tín ngưỡng đặc thù, có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Vùng đất đầu tiên bắt nguồn phong tục thờ cúng Vua Hùng Vương chính là vùng đất cổ Phú Thọ rồi lan truyền rộng rãi ra phạm vi cả nước.

Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng Vương và lễ Đền Hùng ở Việt Nam không phải là một tôn giáo hay giáo phái gì cả mà chính là lòng biết ơn, lòng thành kính và lòng tri ân công đức của người dân đối với người đã có công dựng nước. Niềm tin thành kính này được truyền từ đời này sang đời khác và vẫn được lưu truyền đến hiện tại.

2.   Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng Vương – di sản văn hóa được UNESCO công nhận

Vào năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng Vương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết định ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng Vương ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thờ cúng vua Hùng Vương được UNESCO công nhận

Phong tục thờ cúng Vua Hùng Vương chủ yếu được thực hiện ở các di tích thờ các nhân vật có liên quan đến thời đại của Vua Hùng Vương như Thần Nông, Vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh… Và việc thờ cúng Vua Hùng Vương được cư dân địa phương thực hiện ở các ngôi đền thờ vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Các ngôi đền như đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng ra đời và phát triển.

3.   Thờ cúng Vua Hùng Vương – lòng tự hào dân tộc

Thờ cúng Vua Hùng Vương hay còn được gọi là lễ giỗ Tổ Hùng Vương được xếp vào những ngày lễ quan trọng của đất nước Việt Nam, và được xem như là ngày Quốc Khánh thứ 2 của Việt Nam.

Thờ cúng vua Hùng Vương - lòng tự hào dân tộc

Cứ hàng năm, hàng triệu người hành hương về núi Nghĩa Lĩnh để thờ cúng Vua Hùng Vương, nhớ đến công lao to lớn của người có công với đất nước. Ngoài thờ cúng Vua Hùng Vương thì mọi người còn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, cầu mong may mắn và sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng Vương không chỉ thể hiện lòng tự hào về quốc gia dân tộc mà còn là ý thức của người dân Việt nam về lịch sử và đoàn kết dân tộc. Một sự truyền cảm mãnh liệt sự tôn kính của người dân với quá khứ của tổ tiên và di sản văn hóa phi vật thể dân tộc.

4.   Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thờ cúng Vua Hùng Vương

Trong hàng ngàn di sản đa dạng thì phong tục tập quán, nghi lễ thờ cúng Vua Hùng Vương là một trong những di sản quan trọng. Đây không chỉ là một tín ngưỡng mà còn là một ký ức sống của Vua Hùng Vương. Trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng Vương vẫn luôn được duy trì và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ thời phong kiến xa xưa đến ngày nay, mỗi năm, thờ cúng Vua Hùng Vương đều được tổ chức với hình thức trang nghiêm và thành kính.

bảo tồn và phát triển Thờ cúng vua Hùng Vương

Theo ông Nguyễn Xuân Các – giám đốc Khu di tích Lịch sử Đền Hùng cho biết, để phục hồi, duy trì và bảo tồn bền vững di sản nhân loại này đến tận ngày hôm nay thì trước hết cần kiểm kê sự tham gia của cộng đồng và kết quả của kiểm kê là kế hoạch và biện pháp bảo vệ do cộng đồng xây dựng với sự hiểu biết đầy đủ.

Để bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng Vương thông qua việc hàng năm lễ hội Đền Hùng được tổ chức một cách trang nghiêm nhằm giáo dục cho người dân biết ơn các Vua Hùng Vương – người đã công dựng nước.

5.   Lời kết

Công ty du lịch Hành Hương Việt hi vọng qua bài viết chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tinh thần dân tộc sâu sắc của người dân Việt Nam. Hiểu rõ được nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng Vương có từ thời xa xưa. Biết được lòng biết ơn của người dân đối với vị vua, vị anh hùng và vị thần của dân tộc. Nếu muốn chứng kiến lễ hội Đền Hùng có quy mô rộng lớn như thế nào bạn hãy thử đến khu vực núi Nghĩa Lĩnh để chứng kiến được lễ hội trọng đại này nhé.

Xem thêm: Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn – Dấu ấn lịch sử hào hùng của vùng đất Quảng Trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0908957201