Vùng Bảy núi (Thất Sơn)- biểu tượng đời sống Văn hóa và Tinh thần của người An Giang

Vùng bảy núi (Thất Sơn) thuộc địa phận tỉnh An Giang- một vùng đất gắn liền với nhiều huyền thoại nằm ở rìa biên giới Tây Nam của đất nước. Đây là vùng đồng bằng phù sa màu mỡ với mùa nước nổi hằng năm, cũng tại nơi đó sừng sững những dãy núi ngự trị như trấn giữ linh hồn thiêng liêng nơi đây. Vậy vùng bảy núi (Thất Sơn) có những đặc điểm gì mà thu hút khách du lịch đến thể? Hãy cùng tìm hiểu với Hành Hương Việt nhé!

I.Vùng bảy núi (Thất sơn) ở đâu?

Thất Sơn ở đâu

Vùng động bằng châu thổ An Giang có đến gần bốn mươi ngọn núi, mỗi ngọn núi lại mang trên mình một nét đẹp và ý nghĩa rất riêng. Đặc biệt giữa chúng, có bảy ngọn núi nối liền, đan thành một dãy, sừng sừng mà gắn kết tạo thành tấm lá chắn mà trấn giữ linh hồn nơi đây- đó chính là Thất Sơn (bảy núi). Thất Sơn là tên gọi chung của dãy núi ở biên giới Tây Nam, cận biên giới Campuchia, thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn của Tỉnh An Giang, người dân gọi với cái tên thân mật là Bảy núi.

II. Vùng Thất Sơn (Bảy núi) bao gồm những ngọn núi nào?

Thất Sơn gồm những ngọn núi nào

Thất sơn (bảy núi) là vùng đất mang đậm nét tín ngưỡng văn hóa tâm linh, là nơi xuất phát nhiều truyền thuyết huyền thoại như là một điểm hội tụ giữa tinh hoa văn hóa đất trời với đức tin thiêng liêng của con người. Thất Sơn là dãy núi được tạo nên từ sự liền mạch của bảy ngọn núi: Ngọa Long Sơn (núi Dài), Ngũ Hồ Sơn (núi Dài năm giếng), Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô), Thủy Đài Sơn (núi nước), Anh Vũ Sơn (núi Két), Liên Hoa Sơn (núi Tượng) và Thiên Cấm Sơn (núi Cấm).

Bên cạnh vẻ đẹp hùng vĩ mỗi ngọn núi còn gắn liền với những câu chuyện huyền thoại được lưu truyền trong dân gian.

2.1. Thiên Cấm Sơn- Núi ông Cấm

Thiên Cấm Sơn - Thất Sơn

Núi Cấm có độ cao 716 mét và trải dài 750 mét, đây là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn và cũng được xem là thiêng nhất trong vung Bảy núi này. Thiên Cấm Sơn đã có đường cho xe lưu thông lên đỉnh. Đồng thời còn có hệ thống cáp treo hiện đại, cho phép du khách ngắn nhìn toàn cảnh của ngọn núi hùng vĩ từ trên cao. Trên núi có một hồ chứa nước thiên nhiên rất rộng và trong xanh mát mẻ, được gọi là hồ Thủy Liêm. Điện Bồ Hong là đỉnh cao nhất của Thiên Cấm Sơn, vồ Bồ Hong cũng là vồ cao nhất trong năm non. Lên đến đây, bạn có thể tận hưởng chân thật cảnh tượng “Hang núi Ngậm mây, suối cong nhả ngọc…” trong truyền thuyết mà Đại Nam nhất thống chí có nhất đến khi miêu tả về Vùng Thất Sơn (Bảy núi).

Tương truyền khi xưa, Vua Gia Long thất trận, bị Nghĩa quân Tây Sơn truy nã, có lúc lên núi này ẩn náo. Khi ấy, các quan trong vùng cấm người dân lên núi, từ đó mà có tên là núi ông Cấm hay Thiên Cấm Sơn. Ngày nay, núi Cấm đã trở thành một địa điểm du lịch cũng như hành hương nổi tiếng gần xa, với rất nhiều cảnh đẹp và văn hóa ẩm thực đa dạng phong phú mang đậm chất thiên nhiên núi rừng.

2.2. Phụng Hoàng Sơn- Núi Cô Tô

Phụng Hoàng Sơn - Thất Sơn

Phượng Hoàng Sơn có độ cao 614 mét là ngọn núi cao thứ nhì trong Thất Sơn kéo dài 5800 mét. Tương truyền khi xưa có rất nhiều loài về đây trú ngụ, trong đó có loại chim Phụng. Phần vì hình dáng núi mang nét đẹp thanh thoát của loài phượng hoàng với cái đồi kéo về hướng tây- đó là đồi Tức Dụp, nơi đã gắn liền với bao sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc. Bên trên núi có một dòng suối với vách đá thẳng đứng đồ sộ đổ xuống hồ nước rộng lớn bên dưới. Khi hoàng hôn buông xuống, tạo nên một khung cảnh rất hữu tình, thu hút nhiều dân bản địa tới đi ngắm cảnh, hóng gió cũng như chụp ảnh. Hệ thống hồ tự nhiên ở chung quanh đây cũng là những điểm thăm thú được rất nhiều du khách yêu thích. Đặc biệt, hồ Soài So ở trung tâm huyện đã được xây dựng đập ngăn nước, thành hồ cao, bốn bề lộng gió tạo nên không gian lý tương cho nhưng buổi tham thú và săn ảnh.

2.3. Liên Hoa Sơn- Núi Tượng.

Liên Hoa Sơn - Thất Sơn

Liên Hoa Sơn có độ cao 145 mét, kéo dài 600 mét, đây là ngọn núi nhỏ thứ hai ở vùng Thất Sơn (Bảy núi). Núi nằm ở trung tâm Thị trấn Ba Chúc. Lên Liên Hoa Sơn chỉ có một đoạn đường mòn ngắn đến lưng chừng núi, để chinh phục được ngọn núi này, bạn phải tự định hướng mà tiếp tục đi lên. Nơi đây cây cối ít bị khai hoang nên mọc rất xum xuê, che kín cả lối đi. Đặc biệt trong toàn bộ dãy Thất Sơn sẽ rất ít thấy những loại cây ăn quả, duy chỉ có ở Liên Hoa Sơn. Liên Hoa Sơn cũng chưa được mở đường bộ để có thể chạy xe lên núi như những ngọn núi khác. Chính vì sự hoang sơ đó mà ngọn núi càng trở nên bí ẩn và sừng sững uy nghiêm, được người dân vùng này gọi với tên là núi Tượng. Núi Tượng cũng là nơi còn lưu giữ lại một số chứng tích của cuôc thảm sát do chế độ diện chủng Pol Pot (Khmer đỏ) gây ra.

2.4. Ngọa Long Sơn – Núi Dài Lớn

Ngọa Lomg Sơn - Thất Sơn

Ngọa Long Sơn có độ cao 580 mét với chiều dài 8000 mét, là ngọn núi dài nhất trong dãy Thất Sơn. Núi cách trung tâm thị trấn Ba Chúc khoảng 3 km về phía Tây, theo hướng Tri Tôn. Dọc theo con đường vào núi có những hàng Trúc vàng ươm lý tưởng cho những chuyến săn ảnh của dân phượt đó đây. Với chiều dài bậc nhất trong Thất Sơn- Bảy núi, ngọn núi nằm trải dài yên tĩnh và uy nghiêm như một con rồng đang cuộn mình nên được đặt tên là Ngọa Long.

2.5. Anh Vũ Sơn (Núi ông Két).
anh vũ sơn - Thất Sơn

Núi ông Két có độ cao chừng 225 mét, với chiều dài 1100 mét, nằm cách chợ Nhà Bàng chừng 2,5 km về phía huyện Tri Tôn. Ban đầu đường lên núi do các tiều phu đốn củi trong rừng khẩn hoang mà có. Đoạn đường mòn này ngắn hơn đoạn đường chính lên núi ngày nay và còn rất hoang sơ, ít người qua lại, tuy nhiên nó mang đến một trải nghiệm rất ban sơ và thanh tịnh. Dọc đường lên núi có những phiến đá được thiên nhiên tạo hình rất thú vị. Lưng chừng núi có một phiến đá nằm có hình dáng như một chiếc thuyền độc mộc. Lên gần đến đỉnh núi, khách lữ hành có thể nhìn toàn cảnh vẻ đẹp hùng vĩ của vùng Thất Sơn (Bảy núi). Tại đây có những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau và có hình dạng như đầu của ông Két, mặt hướng về Tây, người ta gọi đó là đỉnh ông Két.

2.6. Thủy Đài Sơn- Núi Nước

Thủy Đài Sơn - Thất Sơn

Núi Nước cách thị trấn Ba Chúc chừng 2 km về phía ngã ba Lạc Quới, đây là ngọn núi thấp nhất của dãy Thất Sơn. Đến đây bạn có thể cảm nhận được không khí vô cùng thanh bình của những cánh đồng lúa vàng ươm. Do nằm ở một khoảng không vô cùng rộng rãi, nơi đây lúc nào cũng lộng gió, tạo nên một không gian thoáng đãng và yên bình. Điểm đặc biệt là ngọn núi có vô vàng những phiến đá bóng nhẵn và phẳng như bàn thạch. Người ta kể lại rằng thời xa xưa, ngọn núi đã này đã ở dưới mặt nước ở một thời gian rất dài, áp lực của nước đã tác động lên bề mặt của những phiến đá, tạo ra những mặt phẳng rất đẹp như được chế tác.  Một phần do mỗi khi mùa nước nổi về, chân núi hầu như nằm hoàn toàn trong nước lũ, nên được gọi là Thủy Đài Sơn.

2.7. Ngũ Hồ Sơn- Núi dài năm giếng

Ngũ Hồ Sơn - Thất Sơn

Núi Ngũ Hồ Sơn có độ cao 265 mét so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ tư trong Bảy núi. Ngũ Hồ Sơn thuộc thị trấn Nhà Bàng, vách phía Tây và Đông thuộc địa phần xã An Phú và Văn Giáo của Tịnh Biên. Núi có địa hình khá hiểm trở. Núi nằm đối diện với Anh Vũ Sơn (núi ông Két).

Trên đỉnh Ngũ Hồ Sơn còn có một khoảng đất trống rất rộng, chừng khoảng 1000 km vuông. Có một phiến đá rất lớn nằm ở ở trung tâm mảnh đất này. Trên núi có năm chỗ mặt núi trũng sâu như giếng nước, khi mưa về chúng trở thành những nơi chứa nước tự nhiên.

III. Lời Kết

Vùng Thất Sơn – Bảy núi là một vùng đất thiêng nhiêu tươi đẹp và mang đậm dấu ấn của văn hóa tâm linh. Đây chính là điểm ghé thăm lý tưởng của những người muốn tạm thời lánh đi nhưng phồn hoa, hối hả chốn đô thị về với chốn yên bình và thanh tịnh.

Xem thêm: Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn – Nơi tôn nghiêm Phật tử hướng về

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0908957201