Lăng Minh Mạng – Bản sắc nho giáo giữa lòng cố đô

Tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Khê, Lăng Minh Mạng hiện ra bên dòng sông Hương mộng mơ với vẻ đẹp truyền thống, cổ xưa đậm đà bản sắc nho giáo. Một công trình kiến trúc không chỉ mang giá trị lớn về lịch sử văn hóa mà đây còn là một trong những điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi ta ghé thăm cố đô Huế mộng mơ. Theo chân Hành Hương Việt, chúng tôi xin được giới thiệu và cùng bạn tìm hiểu đôi nét về Lăng Minh Mạng – sự kết hợp giữa nét đẹp truyền thống đậm chất nho giáo nhưng vẫn không mất đi cái thi vị, lãng mạn và đầy chất thơ ca.

1. Giới thiệu Lăng Minh Mạng:

Lăng Minh Mạng nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 14km, tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Khê gần với ngã ba Bằng Lãng – Nơi được coi là hợp nguồn tạo thành dòng sông Hương Huế mộng mơ.  Lăng được xây dựng vào tháng 4 năm 1840 và được vua Thiệu Trị hoàn tất việc xây dựng vào năm 1843.

 

giới thiệu Lăng Minh Mạng

 

Lăng Minh Mạng nằm ở vị trí thuận lợi bao quanh có núi, có sông hồ vô cùng thoáng đãng. Công trình Lăng Minh Mạng được các chuyên gia đánh giá là có kiến trúc vô cùng uy nghi, chuẩn mực nhất dưới thời nhà Nguyễn và đây cũng là điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương ghé thăm chiêm ngưỡng khi tới với thành phố Huế.

2. Lịch sử hình thành, kiến trúc thiết kế Lăng Minh Mạng

2.1 Quá trình hình thành Lăng Minh Mạng

Minh Mạng là một vị vua thông minh lanh lợi có công vô cùng lớn trong cuộc cải cách đất nước, đưa nước Đại Nam lên sánh ngang với những quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ. Ông là người con trai thứ tư của vua Gia Long và ngay sau khi vua cha mất, Minh Mạng được phong lên làm vua, thay vua cha lo liệu việc triều chính.

lịch sử Lăng Minh Mạng

Những năm tại vị, Minh Mạng luôn muốn xây dựng cho mình một Sơn lăng để có thể nghỉ ngơi sau những giờ triều căng thẳng hay còn là nơi hương hỏa khi mình băng hà và trải qua 14 năm tìm kiếm thì núi Cẩm Khê được ông lựa chọn làm vị trí đắc địa để xây dựng một Sơn lăng cho mình. Lăng bắt đầu được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 1840. Vì đây là một công trình kiến trúc lớn trong cuộc đời của ông nên Minh Mạng chú trọng từng khâu xây dựng lăng với những bản thiết kế tỉ mỉ hay những báo cáo chi tiết về kiến trúc lăng thì đều được do chính tay ông phê duyệt. Nhưng thật không may mắn là khi chưa tiếp tục việc hoàn thành xây dựng La Thành thì ông đã lâm bệnh và băng hà. Sau đó, vua Thiệu Trị lên ngôi và tiếp tục tiến hành việc xây dựng Lăng.

Đến năm 1841, vua Minh Mạng được đưa vào chôn cất trong Bửu Thành. Nhưng mãi sau đó cho đến năm 1843 lăng mới được chính thức hoàn thiện rồi kể từ đó lăng được đặt tên là Lăng Minh Mạng.

2.2 Kiến trúc, thiết kế của Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng là một công trình lăng tẩm được các nhà phê bình đánh giá rất cao về kiến trúc cũng như được coi là một công trình đại diện cho sự uy nghi của kiến trúc nhà Nguyễn thời đó. Lăng có tổng diện tích khoảng 18ha, gồm 40 công trình lớn nhỏ được bố trí đối xứng nhau. Nhìn từ trên cao, hình dáng của Lăng Minh Mạng tựa như dáng của một người đang nằm nghỉ ngơi rất thoải mái. Đầu thì hướng về phía núi Kim Phụng, hai bên hông là hai bên hồ Trừng Minh còn chân lại đặt lên ngã ba sông rất thoải mái.

kiến trúc Lăng Minh Mạng

Bên cạnh đó, lăng Minh Mạng còn được bao quanh bởi màu xanh của cây cối với không gian yên tĩnh của sông hồ và sự vững chãi của núi non. Vẻ đẹp hữu tình này còn được tô điểm thêm bởi một đầm sen luôn tỏa ngát hương ở giữa khuôn viên lăng tẩm và tất cả tạo nên một bức tranh khiến người xem phải trầm trồ thán phục.

3. Các điểm tham quan nổi bật tại Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng tuy không nguy nga, tráng lệ như những lăng tẩm khác nhưng có quy mô tổng thể khá lớn bao gồm 40 công trình bên trong. Lăng có diện tích khá rộng nên trong vòng một ngày bạn sẽ rất khó để có thể di chuyển tham quan hết Lăng. Theo chân Hành Hương Việt cùng giới thiệu về 7 địa điểm hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua khi ghé thăm lăng Minh Mạng.

3.1 Đại Hồng Môn:

Đại Hồng Môn - Lăng Minh Mạng

Đại Hồng Môn được xem là cổng chính, cửa mở đường vào lăng Minh Mạng. Cổng bao gồm 3 lối đi được xây bằng vô gạch với 24 mái lá có kiến trúc vô cùng tinh xảo cùng họa tiết trang trí cá chép hóa rồng, long vân. Theo sử sách xưa ghi lại, Đại Hổng Môn chỉ mở cửa duy nhất một lần để đưa quan tài vua Minh Mạng vào lăng và kể từ sau đó thì đóng kín đến nay. Du khách khi ghé qua lăng sẽ phải đi qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.

3.2 Bái Đình:

Sau Đại Hồng Môn bạn sẽ đi qua Bái Đình với những tượng quan văn võ xếp đối xứng nhau. Đặc biệt, điểm nhấn ở khoảng sân này chính là bia đá Thánh Đức Thần Công được vua Thiệu Trị viết từ thời xưa để ghi ơn và tưởng nhớ cha mình về những công đức mà vua Minh Mạng đã cống hiến cho đất nước.

3.3 Khu vực Tẩm Điện:

khu vực tẩm điện - Lăng Minh Mạng

Lạc bước đến Tẩm Điện, bạn sẽ cảm nhận được không gian linh thiêng, cổ kính. Tẩm Điện là khu vực có Điện Sùng Ân – nơi đặt bài vị của nhà vua Minh Mạng và hoàng hậu. Công trình còn có 17 bậc thềm đá đưa du khách vào Hoằng Trạch Môn với khoảng trời xanh mát bóng cây cùng vẻ đẹp mênh mông của hồ với sự xen kẽ vô cùng bắt mắt của những đài sen nhỏ.

3.4 Cầu Thông Minh Chính Trực:

Cầu Thông Minh Chính Trực được bắc qua Hồ Tân Nguyệt dẫn đường thẳng đến Lầu Minh Lâu. Cầu được thiết kế với 33 bậc tầng cấp với kiến trúc cổ xưa tạo nên vẻ đẹp hiền hòa vô cùng gần gũi với quang cảnh thiên nhiên xung quanh.

3.5 Lầu Minh Lâu:

Đi qua ba chiếc cầu bắc qua hồ Trừng Minh bạn sẽ đến với Minh Lâu. Minh Lâu có nghĩa là lẩu sáng và được hiểu là nơi mà nhà vua ngồi suy tư vào những đêm trăng ( Đây chính là nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng của nhà vua sau khi bãi triều )

Lầu Minh Lâu - Lăng Minh Mạng

Tòa nhà có thiết kế hình vuông, nằm trên quả đồi Tam Đài Sơn và sau lưng là vườn hoa chữ Thọ. Minh Lâu có kiến trúc mang đậm nét Phương Đông vừa cổ kính nhưng không kém phần tươi sáng, thơ mộng.

3.6 Hồ Tân Nguyệt:

Hồ Tân Nguyệt được tạo hình như là ánh trăng non. Hồ Tân Nguyệt được coi là yếu tố Âm đang bao bọc, che chở cho yếu tố Dương ở đây chính là Bửu Thành – biểu tượng cho mặt trời.

3.7 Hiển Đức Môn:

Nằm trong khu Tẩm Điện, Hiển Đức Môn là một công trình được xây dựng giữa không gian linh thiêng mang một màu sắc uy nghiêm, cổ kính.

Hiển Đức Môn - Lăng Minh Mạng

4. Kinh nghiệm tham quan Lăng Minh Mạng ở cố đô Huế

4.1 Thời điểm phù hợp để du lịch tới Huế và Lăng Minh Mạng:

Khoảng đầu tháng 1 đến tháng 2 là thời điểm mà thời tiết Huế đẹp và dễ chịu nhất với nền khí hậu mát mẻ, ít nắng không mưa đặc biệt phù hợp để bạn có thể đi tham quan Huế cũng như Lăng Minh Mạng.

4.2 Hướng dẫn di chuyển tới Lăng Minh Mạng tham quan:

Dọc theo QL49 hướng từ sông Hương đến Cầu Tuần, bạn có thể di chuyển bằng Taxi hoặc thuê xe máy đều rất thuận tiện. Bên cạnh đó, bạn còn có thể trải nghiệm đi tới lăng bằng thuyền rồng ngược theo dòng sông Hương và chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị cho bạn.

4.3 Một số lưu ý cần nhớ khi tham quan tại Lăng Minh Mạng Huế:

Lăng Minh Mạng Huế là công trình di sản và là điểm du lịch hấp dẫn, mang đậm dấu ấn lịch sử dưới triều đại nhà Nguyễn. Ngoài ra, đây cũng là một địa điểm du lịch tâm linh tôn nghiêm nên bạn cũng cần lưu ý những điều sau trong quá trình tham quan lăng Minh Mạng:

+ Ăn mặc kín đáo lịch sự tránh hở hang phản cảm.

+ Giữ gìn trật tự, không nên đùa nghịch hay nói chuyện quá lớn.

+ Tuân thủ quy định của ban quản lý, không chạm vào hiện vật hay leo trèo lên các bức tượng. Giữ gìn vệ sinh chung. Không vứt rác làm ảnh hưởng tới quan cảnh xung quanh lăng.

kinh nghiệm đi Lăng Minh Mạng

5. Lời Kết

Trên đây là những thông tin, kinh nghiệm tham quan khi ghé tới Lăng Minh Mạng được Hành Hương Việt tổng kết. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn có một chuyến đi thật nhiều trải nghiệm và ý nghĩa. Ngoài ra, thành phố Huế mộng mơ còn được biết đến với rất nhiều điều thú vị. Không chỉ có vẻ đẹp của dòng sông Hương mộng mơ, hồ Thủy Tiên, cầu Trường Tiền,… Huế cũng rất nổi tiếng với nhiều món đặc sản cố đô như: bún bò Huế, cơm hến, chè… Bạn đừng nên bỏ lỡ nhé!

xem thêm: Động Thiên Đường – công trình vĩ đại được mẹ thiên nhiên ưu ái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0908957201