Chùa Cái Bầu – một điểm nhấn giữa vùng đất mỏ Quảng Ninh – Thành phố của du lịch, của sự đan cài những nét đẹp độc đáo văn hóa với thiên nhiên, cái hiện đại xen lẫn cổ kính. Chùa Cái Bầu từ xưa đã trở thành một điểm đến mà quý du khách nào cũng nên ghé qua khi đặt chân tới Quảng Ninh. Lý giải cho điều đó, hãy cùng Hành Hương Việt tìm hiểu về điểm đến hàng đầu tại vùng đất mỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
1.Chùa Cái Bầu nằm ở đâu?
Chùa Cái Bầu hay còn gọi là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm tọa lạc tại thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và cách trung tâm thành phố Hạ Long 65km.
1.1.Hướng dẫn di chuyển đến chùa Cái Bầu
Để tới được Chùa Cái Bầu, quý du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng ô tô đi theo quốc lộ 5 đến thành phố Hải Dương, đến thị trấn Nam Sách đi theo quốc lộ 183 qua thị trấn Sao Đỏ, Đông Triều, Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Cửa Ông tới Vân Đồn.
Du khách có thể sử dụng dịch vụ xe khách tại bến xe Mỹ Đình (mất khoảng 3-4h) để đến Vân Đồn, sau đó có thể bắt taxi hoặc xe ôm để đến chùa Cái Bầu.
2. Lịch sử chùa Cái Bầu
Chùa Cái Bầu được xây dựng dựa trên sự tiếp nối trên nền chùa có từ thời Trần cách đây hơn 700 năm Phúc Linh Tự.
Trước những sóng gió của thời gian, chùa bị hư hỏng nặng. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đến tháng 12/2009, chùa được khánh thành, thời gian xây dựng lên tới 2 năm và mất tổng chi phi xây dựng là 24 tỷ đồng.
3.Vẻ đẹp kiến trúc của chùa Cái Bầu
Thiền viện Trúc lâm Giác Tâm được đầu tư xây dựng trên vùng đất bao phủ bởi cây xanh, một thiết kế hiện đại nhưng không kém phần cổ kính với phần mái ngói đỏ đặc trưng của đền chùa Việt Nam. Bao quanh khu vực chùa là những bức điêu khắc, chạm nổi thể hiện những trận chiến lớn của dân tộc trong suốt bao nhiêu năm qua.
Bên cạnh đó, Chùa Cái Bầu được xây dựng trên đỉnh núi cao với không gian thoáng đãng, bạt ngàn bao gồm 4 khu vực chính có thể kể đến như:
3.1. Khu chánh điện
Đây là nơi rộng nhất Chùa Cái Bầu với diện tích lên tới 6000m2. Với thiết kế gồm 2 tầng: Tầng trên đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, hai bên là tượng của Bồ Tát và Sư Lợi tượng trưng cho trí tuệ và từ bi; Tầng dưới là nhà tổ, thờ các chư vị tổ sư: Bồ Đề Đạt Ma, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa đại sư và Huyền Quang đại sư.
Ngoài ra, cột, điện thờ đều được làm bằng gỗ, điêu khắc rất tỉ mỉ của các nghệ nhân. Với tông màu nâu đen chủ đạo làm tăng thêm phần cổ kính, tâm linh của ngôi chùa. Chắc chắn đây là nơi quý du khách không thể không ghé qua khi đặt chân tới đây.
3.2. Lầu chuông
Một khu vực vô cùng ấn tượng nằm ở phía hai bên Thiền viện là Lầu chuông – đặc trưng của những ngôi chùa. Đây là khu vực riêng tư và linh thiêng, các sư thầy sẽ đánh chuông khi làm lễ, dịp quan trọng.
3.3. Lầu trống
Bên cạnh khu vực lầu chuông đầy linh thiêng thì không thể không kể đến khu vực lầu trống uy nghiêm. Quý du khách có thể thấy ở chính giữa lầu trưng bày một chiếc trống siêu lớn, bao quanh là những bức phù điêu bằng đồng về cuộc hành hương của Đức Phật vô cùng đặc biệt.
Một điểm cần chú ý là quý khách hãy để giày dép bên ngoài rồi mới bước vào trong lầu để giữ gìn vệ sinh chung cho chùa.
3.4. Cổng Tam Quan
Ngay khi đặt chân bước vào chùa, quý du khách sẽ được chiêm ngưỡng cổng Tam Quan vô cùng đồ sộ với lối đi chính giữa và hai bên cánh tả – hữu. Cổng Tam Quan có 2 tầng mái. Với thiết kế mái cổng cong cong ở mỗi cạnh – đặc trưng của ngôi chùa cho thấy nét đẹp mềm mại nhưng không kém phần uy nghiêm. Lối đi vào chùa là đường uốn lượn quanh cạnh bờ biển tạo cảm giác thư thái, dễ chịu như được hòa mình vào không khí tĩnh lặng nơi tịnh thất.
3.5. Cảnh quan khác tại chùa
Ngoài 4 khu vực chính độc đáo thì Chùa Cái Bầu còn được thiết kế những nơi đặc biệt như tu viện, nhà khách… Đặc biệt, cảnh quan nơi đây tuy cổ kính nhưng cũng rất hiện đại. Hành lang hoa văn uốn lượn tô thêm vẻ tinh tế, mềm mại. Các tượng phật, Quân Âm Bồ Tát được điêu khắc tỉ mỉ, trưng bày ở nhiều nơi.
Cảnh quan trong Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm này còn luôn được các sư thầy chăm sóc vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ từ cây cối đều được cắt tỉa, quét dọn sân thường xuyên nên quý du khách tuyệt đối không vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng tới chùa.
4. Lưu ý khi đến chùa Cái Bầu mà quý du khách nào cũng nên biết
- Quý du khách nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo vì chùa chiền là nơi trang nghiêm.
- Vì địa hình đồi núi nên đi dép thấp hoặc giầy sẽ thuận tiện hơn,
- Hạn chế tối đa việc chụp ảnh bên trong chùa.
- Đi nhẹ, nói khẽ hoặc giữ yên lặng trong suốt quá trình tham quan chùa để tránh làm phiền những người đang thắp hương, lễ Phật khác.
- Khi đi chùa, quý du khách chuẩn bị sẵn tiền lẻ. Chú ý để tiền vào hòm công đức hoặc dâng lễ.
- Cuối cùng là hãy giữ gìn vệ sinh chung: Xanh – Sạch – Đẹp nhé.
5. Lời Kết
Dưới góc nhìn về cảnh quan, địa lý, kiến trúc và văn hóa, Chùa Cái Bầu thật sự là chốn tĩnh lặng giữa vùng đất “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”. Thông qua bài viết này, chúng tôi tin rằng quý du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tâm linh, huyền bí, uy nghiêm nơi đây và sẽ bổ sung vào điểm đến của quý khách khi có dịp đặt chân tới vùng đất Quảng Ninh. Chúc quý khách sẽ có những phút giây khó quên khi đến lễ tại Chùa Cái Bầu.
Xem thêm: Thành nhà Hồ Thanh Hóa: Lịch sử vẻ vang của một triều đại kiên cường
Bài viết liên quan: