Chùa Bửu Quang – Ngôi chùa Theravada đầu tiên ở Việt Nam

Ngôi chùa Bửu Quang tọa lạc tại địa chỉ số 171/10 quốc lộ 1A, phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức nổi tiếng vì đây là ngôi chùa Theravada (hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo Nam tông) đầu tiên tại Việt Nam. Hãy cùng công ty du lịch Hành Hương Việt tìm hiểu những kinh nghiệm cũng như lịch sử, kiến trúc và các mùa lễ hội lớn ở chùa Bửu Quang để hiểu rõ hơn về Phật giáo Nguyên thủy là như thế nào nhé.

1. Phật giáo Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) là gì?

Phật giáo Theravada hay còn được biết đến là Phật Giáo Nguyên thủy, Phật giáo Nam Tông là truyền thống Phật giáo mà tại đây các Đại Trưởng Lão và các Trưởng Lão cố gắng gìn giữ, duy trì Chánh Pháp nguyên thủy mà Đức Phật Gotama đã chỉ dạy cách đây hơn 2600 năm theo một cách thuần khiết, đầy đủ và không rời rạc. Và chùa Bửu Quang là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông đầu tiên tại Việt Nam.

2. Lịch sử của chùa Bửu Quang – ngôi chùa Phật giáo Nam tông đầu tiên tại Việt Nam

Chùa Bửu Quang hay còn được mọi người nhắc đến với cái tên Bửu Quang Tự là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Việt Nam (Theravada) xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam. Bạn đừng nhầm lẫn với hệ Phật giáo Nam tông Khmer nhé. Chùa Bửu Quang hay Bửu Quang Tự được xây dựng vào năm 1938 và được chủ quản bởi cụ Nguyễn Văn Hiểu. Cụ Hiểu có một người bạn là bác sĩ đã xuất gia và theo phái Phật giáo Nguyên thủy. Cả hai cùng nhau giao ước nguyện là một người thì tìm đất xây chùa, một người thì đi Nam Vang nghiên cứu và tham khảo kinh điển, xuất gia và truyền bá đạo Phật về Việt Nam.

lịch sử chùa Bửu Quang

Sau khi nghe tin bác sĩ Giảng xuất gia, các cụ Nguyễn Văn Hiểu, Nguyễn Văn Quyến, Văn Công Hương liền lên đường tìm đất xây chùa. Mãi đến khi 3 người đi đến Gò Dưa, Thủ Đức thì tìm được một nơi thích hợp, không quá xa thành phố, là một khu rừng Dầu rất an nhàn. May thay, ông bà chủ của khu đất thấy được hành động mang ý nghĩa cao đẹp của 3 người nên đã chia cho 3 hecta đất để xây dựng chùa và chỉ lấy 1 đồng tiền danh dự cho giấy tờ đất. Vào năm 1938, ngôi chùa Bửu Quang được xây dựng, đánh dấu mốc lịch sử ra đời của ngôi chùa đầu tiên thuộc phái Nam tông Kinh.

3. Đôi nét kiến trúc cổ kính của chùa Bửu Quang

Thuở mới thành lập, chùa Bửu Quang được xây dựng bằng lá và thiết kế theo kiểu nhà sàn của người Campuchia với tám tịnh thất cho các chư Tăng cư ngụ. Trải qua nhiều năm, chùa Bửu Quang đã được tu sửa và hoàn chỉnh dần theo thời gian.

kiến trúc chùa Bửu Quang

Toàn bộ ngôi chùa được xây bằng gạch ngói với sự kết hợp giữa các phong cách kiến trúc độc đáo của người Khmer, người Trung Quốc và một vài nét của phương Tây. Từ đó, ngôi chùa Bửu Quang tồn tại và nổi tiếng với mọi người ở khu vực này nói chung và các du khách nói riêng với nét cổ kính và trang nghiêm.

kiến trúc chùa Bửu Quang

3.1. Tháp chuông bằng đồng trong khuôn viên chùa Bửu Quang

Tử ngoài cổng chùa đi vào, bạn sẽ thấy trong khuôn viên của chùa Bửu Quang có xây dựng một tòa tháp chuông khổng lồ bằng đồng với chiều cao khoảng 3m. Xung quanh tháp chuông điêu khắc những hoa văn Phật pháp tinh xảo và có thờ tượng Phật Thích Ca ở bên trong.

tháp chuông chùa Bửu Quang

3.2. Bức tượng đá Kim thân Phật tổ khổng lồ

Ngoài tòa tháp chuông đồng, khuôn viên chùa Bửu Quang còn nổi bật với bức tượng đá Kim thân Phật tổ khổng lồ. Bức tượng điêu khắc 4 gương mặt Phật tổ hướng theo 4 phía khác nhau.

tượng đá kim thân Phật - chùa Bửu Quang

3.3. Tòa bảo tháp 2 tầng rộng lớn

Năm 2014, chùa Bửu Quang xây dựng thêm tòa bảo tháp 2 tầng được phân phia như sau:

  • Tầng trên cùng đồng thời là tầng cao nhất là nơi tôn thờ di ảnh của Chư tôn đức tăng.
  • Tầng trệt là nơi thờ di ảnh, cốt của Nữ tu và Phật tử.

tòa bảo tháp 2 tầng - chùa Bửu Quang

4. Những lễ hội đặc sắc ở chùa Bửu Quang

Chùa Bửu Quang ngay từ khi mới thành lập thì chỉ là nơi để tu học giáo lý và thực hành thiền. Và dần dần, Phật giáo Theravada được lan truyền rộng rãi, chùa Bửu Quang trở thành nơi sinh hoạt tôn giáo mang đậm nét tín ngưỡng truyền thống. Mỗi tháng ở chùa Bửu Quang có hai ngày dành cho sự sám hối và nghe thuyết giảng Phật giáo là ngày 14 và ngày 29. Ngoài ra, chùa Bửu Quang còn các ngày lễ hội diễn ra thường xuyên để các Phật tử quy tụ về nghe Pháp, tụng kinh và làm phước:

  • Lễ đặt bát hội và họp mặt đầu năm vào mùng 1 tết.
  • Lễ hội Rằm tháng Giêng theo truyền thống Việt Nam và kỷ niệm Đại hội Thánh tăng theo truyền thống Phật giáo vào ngày 14 tháng giêng.
  • Đại lễ Vesak vào ngày 14 tháng 4.
  • Lễ dâng y tắm mưa vào ngày 14 tháng 6.
  • Khai mạc lễ An cư Kiết hạ và Vu Lan báo hiếu ngày 14 tháng 7.
  • Bế mạc lễ An cư Kiết hạ và Đại lễ Dâng y Kathina vào ngày 20 tháng 9.
  • Lễ giỗ cốt vào ngày 20 tháng chạp.

5. Những lưu ý và kinh nghiệm khi đi chùa Bửu Quang

  • Dù là đến tham quan chùa Bửu Quang hay bất kỳ ngôi chùa nào bạn cũng nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo vì chùa chiền là nơi trang nghiêm.
  • Hạn chế tối đa việc chụp ảnh bên trong chùa.
  • Đi nhẹ, nói khẽ hoặc giữ yên lặng trong suốt quá trình tham quan chùa để tránh làm phiền những người đang thắp hương, lễ Phật khác.
  • Cuối cùng là hãy cùng công ty du lịch Hành Hương Việt giữ gìn vệ sinh chung: Xanh – Sạch – Đẹp bạn nhé!

6. Lời kết

Hành Hương Việt hy vọng những thông tin được đề cập ở bài viết trên sẽ giúp ích được trong việc cung cấp thêm kiến thức về chùa chiền nguyên thủy ở Việt Nam cũng như hiểu rõ hơn về phái Theravada. Nếu có cơ hội, bạn hãy xách balo lên và đến chùa Bửu Quang 1 lần để chiêm ngưỡng rõ hơn về kiến trúc cổ kính nơi đây cũng như tìm cho mình một khoảng không gian yên bình để thanh lọc tâm hồn sau một ngày dài mệt mỏi.

Xem thêm: Đại Nội Kinh Thành Huế – Lịch sử thâm cung chốn Cố đô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0908957201