Đại Nội Kinh Thành Huế là một công trình kiến trúc đậm đà phong vị dân tộc. Đến với Đại Nội Huế trong lòng du khách sẽ được khơi dậy cảm giác hoài cổ và gọi dậy sự tò mò về lịch sử thâm cung chốn Cố đô. Nếu như quý du khách đang có dự định viếng thăm Đại Nội Kinh Thành Huế, hãy cũng Hành Hương Việt tìm hiểu các thông tin cần thiết cho một chuyến đi trọn vẹn qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Đại Nội Kinh Thành Huế có địa chỉ ở đâu?
Đại Nội Kinh Thành Huế là một khu vực di tích nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế được xây dựng từ thời nhà Nguyễn. Đại Nội Huế nằm cạnh bên bờ sông Hương thơ mộng, trữ tình tọa lạc trên đường 23/8, phường Thuận Hòa, Thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
2. Đại Nội Kinh Thành Huế – Lịch sử xây dựng và giá trị lưu giữ vượt thời gian
Đại Nội Huế được khởi công xây dựng từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Công trình kiến trúc kinh thành lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa độc đáo dưới thời trị vì của triều đình nhà Nguyễn từ hàng trăm năm trước.
Có thông tin cho rằng vào năm 1803, khi vua Gia Long tại vị trong triều đình nhà Nguyễn, ông say đắm phong cảnh nên thơ, mơ mộng và bầu không khí yên ả, thanh bình của xứ Huế nên đã nảy sinh ý định và rồi hạ lệnh khởi công xây dựng kinh đô. Trải qua khoảng thời gian 30 năm miệt mài làm việc với sự đầu tư tỉ mỉ cho từng chi tiết kinh thành, Đại Nội Huế đã được hoàn thành.
Đại Nội Kinh Thành Huế là một công trình tráng lệ với quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử kinh thành của nước Việt Nam ta. Đại Nội được thi công kéo dài với sự cống hiến công sức lao động của hàng vạn con người. Công trình kiến trúc được chăm chút từ việc đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ… Khối lượng đất đá khai thác để phục vụ công trình hoành tráng này ước tính có thể lên đến hàng triệu mét khối.
Đi đôi với sự đầu tư kỹ lưỡng chính là vẻ đẹp chan hòa xen lẫn với tự nhiên mang lại cảm giác thư thái, an bình, cùng với đó là độ bền vững của Kinh thành Huế trước tác động từ quá trình bào mòn của thời gian.
Có lẽ, nhờ những giá trị độc đáo về kiến trúc và ý nghĩa lịch sử mang trên mình mà Đại Nội Kinh Thành Huế được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ rất sớm vào năm 1993.
3. Tổng quan kiến trúc độc đáo của Đại Nội Kinh Thành Huế
Theo như thông tin giới thiệu về Kinh thành, Đại Nội được chia làm hai khu vực chính tương ứng với hai vòng thành, bao gồm Hoàng Thành với ý nghĩa là nơi vua thiết triều làm việc và Tử Cấm Thành là nơi sinh hoạt của vua và dòng dõi hoàng tộc.
Mỗi vòng thành đều chứa đựng nhiều công trình kiến trúc với vai trò khác nhau. Một cách tổng quan, Hoàng Thành bao gồm hai công trình là cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hòa. Tử Cấm Thành được phân bổ tương đối nhiều khu vực hơn, gồm Đại Cung Môn, Tả Vu và Hữu Vu, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu và cung Diên Thọ.
Không phải ngẫu nhiên Đại Nội Kinh Thành Huế luôn nằm trong danh sách viếng thăm của du khách khi ghé thăm xứ Huế dịu dàng, mà dường như là do nét đẹp độc đáo, khác lạ mà mỗi khu vực đem lại trong tận sâu trí nhớ.
1. Vẻ đẹp độc đáo từ hình ảnh của Hoàng Thành
- Cổng Ngọ Môn
Cổng Ngọ Môn còn được gọi với cái tên khác là Cửa Ngọ Môn. Đây là cổng chính trong tổng số 4 cổng ra vào của Kinh Thành. Công trình này được xem là bộ phận đại diện cho cả Đại Nội Cung Đình Huế. Cổng được thiết kế nhiều lớp, bao quanh cổng Ngọ Môn là hệ thống hào nước long lanh trong vắt. Bên trên cổng được chăm chút chạm trổ các chi tiết, hoa văn kỳ công, độc đáo và không kém phần hoành tráng.
Phía bên trên Cổng Ngọ Môn là công trình Lầu Ngũ Phụng được dựng nên hoàn toàn bằng gỗ lim. Lầu Ngũ Phụng gồm 2 tầng với 9 bộ mái được xây dựng nhằm tổ chức một số các lễ lớn của triều đình nhà Nguyễn.
Cổng Ngọ Môn có tổng cộng năm cửa, cửa chính được đặt ngay giữa là lối đi dành riêng cho đức vua, hai cổng kế bên là lối đi dành cho quan văn quan võ. Khu vực hai cổng bao quanh còn lại là lối đi dành cho binh lính, voi ngựa theo hầu hạ và bảo vệ an toàn cho nhà vua. Đứng ở Ngọ Môn, khi phóng tầm mắt ra phía xa về phía Nam của Đại Nội Kinh Thành Huế, du khách có thể ngắm nhìn một đoạn dòng sông Hương uốn lượn êm đềm chảy quanh.
Cổng Ngọ Môn không những được xem là bộ phận đại diện cho Đại Nội Kinh Thành Huế mà công trình độc đáo này từ lâu đã trở thành một kiệt tác kiến trúc đặc biệt xuất sắc cũng như mang ý nghĩa di tích khi trải qua nhiều cột mốc quan trọng của lịch sử dân tộc.
- Điện Thái Hòa
Điện Thái Hòa là khu vực quan trọng nhất trong tổng thể công trình Đại Nội Kinh Thành Huế, bởi đây là địa điểm diễn ra các buổi thiết triều quan trọng. Vì thế, nơi đây được xem là công trình kiến trúc biểu tượng cho quyền lực hùng mạnh của Nhà Nguyễn.
Kiến trúc của Điện Thái Hòa được thiết kế đặc biệt không hề kém cạnh Cổng Ngọ Môn. Thậm chí Điện Thái Hòa còn ghi dấu như điển hình của kiến trúc “nhà kép” cung đình Huế, được xây dựng bằng gỗ lim, phần mái, cột điện và phần tường đều được chạm khắc hình rồng uốn lượn tinh xảo, dát vàng bắt mắt.
2. Tử Cấm Thành và hình ảnh kiến trúc đa dạng
- Đại Cung Môn
Ở phía Nam vào khu vực Tử Cấm Thành có một cửa chính, được gọi là Đại Cung Môn, từ đây nhìn ra phía trước là Điện Thái Hòa. Nơi đây được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và lợp ngói hoàng lưu ly, cấu trúc gồm có 5 gian và 3 cửa, cửa gian giữa dành riêng cho vua, hai bên có hai đoạn hành lang nối dài tới Tả Vu và Hữu Vu.
Trải qua chiến tranh, Đại Cung Môn đã bị phá hủy không ít. Tuy vậy, Trung Tâm bảo tồn Di tích Huế vẫn đang nỗ lực nghiên cứu phục dựng, trùng tu lại.
- Tả Vu và Hữu Vu
Đối diện với Điện Cần Chánh là hai tòa nhà Tả Vu và Hữu Vu. Hai tòa nhà được xây dựng để làm địa điểm cho các quan văn, quan võ chuẩn bị cho các buổi thiết triều. Nơi đây cũng là địa điểm tổ chức các cuộc thi đình và yến tiệc. Tương ứng với quan văn là tòa nhà Tả Vu, còn tòa nhà Hữu Vu là nơi dành cho các quan võ.
Dưới sự tàn phá của chiến tranh, Tả Vu và Hữu Vu may mắn vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Du khách ghé thăm kiến trúc này, có thể chụp ảnh kỉ niệm ở tòa nhà Hữu Vu và di chuyển sang tòa nhà Tả Vu để tham quan, nghe giới thiệu về những hiện vật được trưng bày tại đó.
- Điện Cần Chánh
Điện Cần Chánh nằm thẳng hàng với Điện Thái Hòa theo hướng Bắc Nam, là nơi để vua thượng triều bàn chuyện triều chính.
Ngoài ra, dưới thời trị vì của vua Nguyễn, Điện Cần Chánh được chọn làm địa điểm tiếp đón các sứ bộ, là nơi để tổ chức các buổi tiệc tùng. Không may, đến năm 1947, ngôi điện này đã bị phá hủy hoàn toàn.
- Thái Bình Lâu
Thái Bình Lâu được khởi công xây dựng dưới lệnh của Vua Khải Định vào năm 1919 và hoàn thành vào năm 1921. Đây là nơi đọc sách, ngâm thơ, viết văn thư giãn của vua.
- Cung Diên Thọ
Cung Diên Thọ nằm ở phía tây Tử Cấm Thành là nơi ở của hoàng hậu cùng các thái hoàng thái hậu. Với Sở diện tích lên đến 17.500m2, Cung Diện Thọ là sự kết nối của nhiều công trình nhỏ khác bằng các hành lang có mái che. Đây cũng được xem là công trình kiến trúc cung điện quy mô nhất còn sót lại tại cố đô Huế. Kiến trúc Cung Diên Thọ vẫn giữ được gần như nguyên vẹn sau khi nhà Nguyễn sụp đổ vào năm 1945 dù các khu vực khác bị phá hủy ít nhiều.
4. Giới thiệu về lễ hội văn hóa độc đáo Đại Nội Cung Đình Huế
Nếu như quý du khách không chỉ mong muốn chiêm ngưỡng hình ảnh hoành tráng của Đại Nội Cung Đình Huế mà còn hi vọng có thể trải nghiệm trọn vẹn các giá trị văn hóa khác, thì thời điểm du lịch lý tưởng nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 hằng năm. Đây là thời điểm diễn ra lễ hội Festival Huế – một lễ hội đặc sắc và là một trong những lễ hội lớn nhất của nước Việt Nam ta.
Khi tham gia lễ hội quý du khách sẽ được thưởng thức hàng loạt các hoạt động nghệ thuật, chứng kiến hình ảnh tà áo dài thướt tha đậm nét Huế thương, nồng nàn sắc vóc con người Việt Nam trong đêm Đại Nội Kinh Thành Huế lung linh, rực rỡ ánh đèn đầy màu sắc.
5. Lời kết
Khi đến với vùng đất Huế mộng mơ, quý du khách hãy một lần đến viếng thăm Đại Nội Kinh Thành Huế, bởi đây không chỉ là công trình kiến trúc cổ đặc sắc mà còn là di tích lịch sử đáng tự hào của dân tộc.
Với những thông tin chi tiết trên, Hành Hương Việt kính chúc quý du khách có một chuyến đi thật ấn tượng và vui vẻ.
Xem thêm: Pháp viện Minh Đăng Quang – nơi quy tụ 4 kỷ lục quốc gia Việt Nam
Bài viết liên quan: