Tháp Chàm Poklong Garai: biểu tượng văn hóa của nền văn minh Chăm

Tháp Poklong Garai – biểu tượng của văn hóa du lịch Ninh Thuận, một trong những cụm đền tháp hiếm hoi với kiến trúc đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc Champa trên dải đất Duyên hải miền Trung. Ngày nay, Tháp Chàm Poklong Garai với những nét biểu tượng văn hóa đặc trưng của nền văn minh Chăm là một địa chỉ du lịch tham quan thu hút đông đảo du khách trên khắp mọi miền cả nước khi ghé tới Ninh Thuận. Cùng theo chân Hành Hương Việt giới thiệu, tìm hiểu đôi nét về Tháp Chàm Poklong Garai – vùng đất lịch sử mang đậm nét ảnh hưởng của nền văn minh Chăm.

I.Tháp Chàm Poklong Garai ở đâu?

Tháp Chàm Poklong Garai ở đâu

Tháp Chàm Poklong Garai: cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng chừng 7km về hướng Tây Bắc, nằm trên đồi Trầu thuộc địa phận Đường Bắc Ái, Phường Đô Vinh. Đây được đánh giá là một danh lam thắng cảnh với cụm tháp chàm đẹp nhất Tỉnh Ninh Thuận còn sót lại tại Việt Nam.

Để tới được Tháp Po Klong Garai từ trung tâm thành phố Phan Rang bạn đi theo cung Đường Ngô Gia Tự – theo Quốc lộ 27(mới) cho đến khi qua cầu Vượt Tháp Chàm, ngay khi vừa đổ hết dốc cầu vượt rẽ trái vào đường Bác Ái là ta sẽ tìm đến được nơi đây. Từ TP.HCM, Hà Nội hay các tỉnh trên mọi miền cả nước chúng ta có thể ghé tới Tháp Chàm Poklong Garai dễ dàng bằng rất nhiều phương tiện như: máy bay, tàu hỏa, xe khách,.. rất tiện lợi với chi phí vô cùng hợp lý thì đây có thể là một địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng vào mùa hè này.

II. Tên gọi “ Tháp Chàm Poklong Garai “

Tên gọi Tháp Chàm Poklong Garai bắt nguồn từ việc đây là cụm tháp hùng vĩ phụng thờ và được xây dựng để tỏ lòng biết ơn tôn kính đối với vua Po Klong Garai (một vị vua Champa trong hơn 50 năm). Đây là một vị vua gắn liền với những truyền thuyết lịch sử của đất nước Chăm Pa cổ đại – Ông là người đã lãnh đạo người Chăm đương cự thành công ách đô hộ của triều đình Angkor, bình định xứ sở và phát triển nông nghiệp một cách mạnh mẽ nên ông được người Chăm suy tôn như vị thần thủy lợi.

tên gọi Tháp Chàm Poklong Garai

III. Vẻ đẹp kiến trúc của Tháp Poklong

Tháp Chàm Poklong Garai được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 ( Đến nay khoảng gần 800 năm)  tọa lạc ở khu ngoại ô khá yên bình. Quần thể tháp nằm trên đồi Trầu và từ tháp du khách có thể thỏa sức ngắm cảnh vật bên dưới. Với hình ảnh vùng quê Ninh Thuận yên bình thấp thoáng là những ngôi nhà, đồng ruộng hay ngọn núi phía xa tạo nên bức tranh tuyệt đẹp. Đặc biệt, hoàng hôn quan sát từ Tháp Poklong Garai thì thật tuyệt vời. Hình ảnh mặt trời dần khuất sau núi để lại màn đêm tĩnh mịt toát lên vẻ đẹp vô cùng huyền bí của ngọn Tháp Poklong Garai lúc này.

vẻ đẹp Tháp Chàm Poklong Garai

Tháp Chàm Poklong Garai  là một tổng thể bao gồm ba tháp: tháp chính, tháp lửa, tháp cổng. Đây là công trình có trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao. Mỗi tháp đều mang một vẻ kiến trúc riêng vô cùng ấn tượng.

vẻ đẹp Tháp Chàm Poklong Garai

Đầu tiên cùng đến với Tháp Cổng, đây chính là 2 cửa thông nhau theo trục Đông – Tây. Tháp Cổng có độ cao khoảng gần 9m, được điêu khắc – chạm trổ bằng những hoa văn vô cùng đặc biệt. Nơi này cũng chính là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón những vị khách của vua khi xưa.
Tiếp theo, nơi có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống dân tộc Chăm Pa chính là Tháp Lửa. Đây là nơi mang đậm nét văn hóa Sa Huỳnh. Tháp có độ cao 9,3m với chiều dài vào khoảng 8,1m và rộng 5 mét, đặc biệt được thiết kế theo tín ngưỡng Bà La Môn. Đây là nơi cúng tế của tu sĩ, nơi để long bào, các vật dụng cần thiết khi xưa của vua Chăm Pa.
Cuối cùng, ta phải kể tới Tháp Chính – tâm điểm trong kiến trúc của công trình Tháp Chàm PoKlong Garai Ninh Thuận. Tháp có 1 cửa chính ở hướng Đông và được điêu khắc hình ảnh thần Siva. Bên cạnh đó, tháp còn có 3 cửa giả hướng ra 3 phía còn lại của tòa.

vẻ đẹp Tháp Chàm Poklong Garai

Được đánh giá một trong những di tích kiến trúc nổi bật của nền văn minh Chăm, Tháp Chàm PoKlong Garai đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt. Bạn hãy tham quan và cùng khám phá nhé.

IV. Tháp Chàm PoKlong Garai, những bí ẩn chưa được giải mã

Bí ẩn tháp Po Klong Garai và báu vật cổ Chăm “

bí ẩn Tháp Chàm Poklong Garai

Quay trở lại Ninh Thuận và hỏi thăm người dân bản địa tôi mới biết thêm về những quy ước không giống ai ở lễ hội Ka Tê, đây được coi là ngày tết của người dân Chăm theo đạo Bà la môn (Vào khoảng tháng10 dương lịch).

Điều lạ đầu tiên chính là Lễ rước xiêm y, có nghĩa là quần áo để mặc cho vua, nhưng lại gửi ở một tộc người khác trên núi cao (Đó là người Raglai). Tò mò, thắc mắc tôi hỏi vì sao lại có chuyện kỳ lạ này? Thì hóa ra đó là một lịch sử dài trong chiến tranh giữa các triều đại khi mà người Chăm phải lang bạt khắp nơi để tránh tai họa. Có thời hàng chục ngàn người Chăm phải tạm chia ra trong cơn tao loạn. Một số lớn phải bỏ lên núi cao sống với người Chu Ru và Raglai, số còn lại chạy qua Cao Miên hoặc tản mạn khắp mọi nơi để lánh nạn. Họ đem theo các báu vật và của cải nhờ người Raglai chôn giấu.

Sau hàng trăm năm, người Chăm vẫn không dám đem các báu vật trở về mà vẫn gửi lại người anh em của mình là người Raglai. Rồi mỗi khi đến lễ hội Ka Tê, người Chăm chỉ nhờ người Raglai mang hộ xiêm y (Để mặc cho tượng thần sau khi làm lễ tắm rửa xong xuôi) và những đồ cần cho cúng lễ. Sau lễ họ lại gửi để cho người Raglai mang lên núi cất giữ hộ cho đến năm sau. Chuyện tưởng lạ nhưng từ lâu đã trở thành tục lệ thường niên giữa người Chăm và người Raglai cho tới tận bây giờ.

Và rồi, theo thời gian người Raglai hay Chu Ru cũng không còn nhớ họ đã chôn những báu vật ở đâu. Chính vì lẽ đó mà đã xảy ra nhiều câu chuyện ma quái và rùng rợn sau những cuộc săn lùng những kho báu của người Chăm. Đúng là vài ba trăm năm qua, sự huyền bí của những ngôi tháp Chăm cùng những hồn ma trở về cũng không làm chùn bước những kẻ đi đào những ngôi mộ Chăm của vua chúa để cướp những báu vật chôn theo…

V. Lễ hội Kate – tín ngưỡng đặc sắc của đồng bào dân tộc Chăm

lễ hội kate Tháp Chàm Poklong Garai

 

Dựa theo từ điển của E.Aymonier – A. Cabaton, Kate là danh từ có nguồn gốc từ Katik của Hindu (Hindu giáo) và từ kattika của Phạn ngữ (Sanskrit) Ấn Độ. Ý nghĩa của từ Kate này được dịch theo nghĩa hẹp là lễ cúng vào tháng 7 lịch Chăm.

 

Mỗi năm, vào dịp này, đồng bào Chăm ở khắp nơi đều kéo nhau về Ninh Thuận, về Tháp Poklong Garai để tập trung tham dự lễ hội. Lễ hội kate của người Chăm tại Ninh Thuận được diễn ra trong vòng 3 ngày (Bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm. Địa điểm tổ chức: Tháp Poklong Garai (phường Đô Vinh, TP. Phan Rang – Tháp Chàm. Tỉnh Ninh Thuận. ) Theo trình tự tổ chức của lễ hội, quy trình được bắt từ từ đền tháp cho đến các làng xã và mỗi gia đình. Theo đó, tên gọi của từng nơi tổ chức là: đền tháp (Bi môn, Ka lan), làng (Paley) và từng gia đình (Nga wôm). Quy trình này được xem như một dòng chảy phong phú theo suốt thời gian hàng ngàn năm nay. Và Tháp Poklong Garai là một địa danh linh thiêng, đặc biệt với cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận. Mỗi năm ở đây đều diễn ra nhiều lễ hội truyền thống của người Chăm. Người Chăm mang trang phục truyền thống đẹp mắt, họ tổ chức các nghi lễ để tưởng nhớ các vị vua, vị thần… Nếu bạn có dịp tham quan vào đúng những ngày lễ hội thì chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và được hòa mình vào dòng người nhộn nhịp cùng khám phá rõ hơn những nét văn hóa của người Chăm.

VI. Lời Kết:

Tháp Poklong Garai – không chỉ là một công trình kiến trúc đặc sắc mà đằng sau đó còn là cả một biểu tượng của nền văn hóa Chăm vô cùng đặc biệt và hấp dẫn. Đến với Ninh Thuận và đến để tìm hiểu về những nét đặc sắc của vùng miền này thì Tháp Poklong Garai chính là nơi không thể bỏ qua với những dấu ấn đậm nét văn hóa Chăm. Du khách đừng ngần ngại ghé thăm nơi này, ngoài để tìm hiểu nét đặc trưng văn hóa thì đây cũng là một địa điểm du lịch khám phá vô cùng lý tưởng để chúng ta dừng chân.

Xem thêm: KINH NGHIỆM DU LỊCH THÁNH ĐỊA MỸ SƠN – QUẢNG NAM TỪ A – Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0908957201