KINH NGHIỆM DU LỊCH THÁNH ĐỊA MỸ SƠN – QUẢNG NAM TỪ A – Z

Nằm trong top 10 những ngôi đền đẹp và nổi tiếng nhất khu vực Đông Nam Á, Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) luôn chinh phục được rất nhiều du khách ghé đến tham quan và trở thành một trong những địa điểm du lịch được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69km, khi đến với Thánh địa Mỹ Sơn, bạn sẽ khám phá và tìm hiểu những giá trị văn hóa cổ xưa mang phong cách Ấn Độ giáo của vùng đất thiêng này. Hãy cùng công ty du lịch Hành Hương Việt tìm hiểu bài viết kinh nghiệm khi du lịch Thánh địa Mỹ Sơn này nhé.

I. Giới thiệu về Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69km. Xung quanh thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) được bao vây bởi các đồi núi trập trùng, tạo cho bạn cảm giác như lạc vào một vùng đất cổ thần tiên.

Thánh địa Mỹ Sơn

Vào thời vương triều Chăm Pa, thánh địa Mỹ Sơn từng là nơi được người dân tổ chức các buổi cúng tế các vị thần linh. Không chỉ vậy, vào năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là một trong các di sản văn hóa thế giới tân thời và hiện đại. Và nơi đây cũng là bằng chứng duy nhất của nền văn minh Châu Á đã biến mất.

II. Thánh địa Mỹ Sơn – Câu chuyện lịch sử

Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) – nền văn hóa Chăm Pa được xây dựng vào thế kỉ IV. Đây vừa là nơi gặp gỡ giữa các quan thần thời vương triều Chăm Pa, vừa là nơi tổ chức các buổi cúng tế hay là nơi chôn cất các vị vua, các vị thầy tu quyền lực đã mất.

vẻ đẹp Thánh địa Mỹ Sơn

Mỹ Sơn cũng là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chăm Pa. Theo những điều được khắc trên các bia văn tự, người ta biết được rằng thánh địa Mỹ Sơn là một đền thờ đầu tiên được xây hoàn toàn bằng gỗ vào thế kỉ IV. Trong quá khứ, ngôi đền cũng từng trải qua một trận hỏa hoạn lớn, sau đó được người dân tu sửa lại và tồn tại qua nhiều thập kỷ đến nay.

III. Lối kiến trúc độc đáo của Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) với tổng thể hơn 70 ngôi đền lớn, nhỏ mang phong cách kiến trúc độc đáo và ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo. Hình dáng những ngôi đền này được chạm khắc tinh xảo và phong phú. Mỗi một hoa văn trên ngôi đền đều được các nghệ nhân xưa trau chuốt và điêu khắc tỉ mỉ.

kiến trúc Thánh địa Mỹ Sơn
Hoa văn được chạm khắc tinh xảo ở thánh địa Mỹ Sơn.

Đến với Thánh địa Mỹ Sơn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc đặc trưng của Ấn Độ giáo. Bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn những bức tượng đá, tượng thần Siva, hay các tượng vũ nữ được điêu khắc mềm mại, uyển chuyển tựa như đang nhảy múa trên những phiến đá đa dạng rất hấp dẫn.

Tuy Thánh địa Mỹ Sơn đã trải qua nhiều sự thăng trầm của thời gian, nhưng nơi đây vẫn giữ được nét đẹp độc đáo của văn hóa Chăm Pa cũng như tín ngưỡng từ Ấn Độ giáo.

IV. Quần thể di tích thánh địa Mỹ Sơn có gì hấp dẫn?

Theo kinh nghiệm du lịch của công ty Hành Hương Việt, dưới đây là các gợi ý đến bạn các mùa lễ hội đặc sắc nhất ở Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam):

4.1. Lễ hội Katé truyền thống của người Chăm

Lễ hội Katé hay còn được gọi là Mbang Katé là một lễ hội truyền thống của người dân Chăm Pa. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ đến những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (những người này thường được người Chăm tôn vinh như vị thần của họ).

Lễ hội Katé thánh địa Mỹ Sơn
Lễ hội Katé tại thánh địa Mỹ Sơn.

Đây là một lễ hội quan trọng đối với người dân Chăm Pa và được tổ chức định kỳ ngày 1 tháng 7 (theo lịch của người Chăm) hàng năm. Thường rơi vào khoảng 25/09 đến 25/10 dương lịch.

Nếu bạn du lịch đến thánh địa Mỹ Sơn vào thời gian này, bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội, cũng như khám phá những nghi thức cúng tế thần linh hay văn hóa dân gian độc đáo của người Chăm. Bạn sẽ được chứng kiến những điệu múa dân gian cực kỳ xinh đẹp của người Chăm Pa kết hợp với những giai điệu âm nhạc truyền thống.

4.2. Chiêm ngưỡng điệu múa Apsara huyền ảo

Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) không chỉ nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo, mà nơi đây còn thu hút bao trái tim du khách bởi những điệu múa Chăm mềm mại, đầy mê hoặc trong các lễ hội lớn, nhỏ.

điệu múa apsara thánh địa Mỹ Sơn
Điệu múa Apsara – điệu múa của tiên nữ Chăm Pa.

Một trong số đó chính là điệu múa Apsara nổi tiếng. Điệu múa được người Chăm Pa lấy cảm hứng từ các bức tượng đá sa thạch được điêu khắc Apsara. Với chủ đề “linh hồn của đá”, điệu múa được thực hiện bởi những động tác mềm mại, uyển chuyển và mượt mà từ các vũ công xinh đẹp. Các vũ công sẽ di chuyển nhịp nhàng theo từng điệu nhạc du dương kết hợp với những động tác khéo léo. Công ty du lịch Hành Hương Việt bảo đảm bạn sẽ mãn nhãn nếu tận mắt chứng kiến tiết mục múa Apsara đặc sắc này.

V. Ẩm thực đặc sắc ở Thánh địa Mỹ Sơn

5.1. Bê thui Cầu Mống:

Bê thui Cầu Mống là một trong những món ăn đặc sắc nổi tiếng ở thánh địa Mỹ Sơn. Món ăn được chế biến với những nguyên liệu đơn giản như thịt bê non được thui trên bếp than. Thịt sẽ được thui ở một mật độ nhất định đến khi thịt thơm giòn nhưng vẫn giữ được độ ngọt, dai của thịt.

Thịt bê sau khi thui xong sẽ được đem đi thái thành những lát mỏng. Cuối cùng món bê thui Cầu Mống sẽ được ăn kèm với rau sống và các loại nước chấm thơm ngon.

Địa chỉ: Bê thui Phước Quân tại đường Thanh Hóa, thành phố Tam Kỳ.

bê thui tại Thánh địa Mỹ Sơn
Món bê thui Cầu Mống thơm ngon.

5.2. Bánh đập:

Bánh đập là loại bánh tương tự như món bánh tráng. Tuy nhiên, bánh đập sẽ có hai loại là bánh đập nướng khô và bánh đập ướt. Ăn kèm với món bánh đập sẽ là nước mắm ớt cay. Bạn sẽ cảm nhận được vị bánh giòn tan trong miệng cùng với cảm giác hơi cay cay siêu thích.

Địa chỉ: 679 Hai Bà Trưng, thành phố Hội An, Quảng Nam.

bánh đập nướng Thánh địa Mỹ Sơn
Bánh đập nướng.

5.3. Bánh tổ:

Bánh tổ là loại bánh đặc sản thường thấy vào dịp tết của người dân Quảng Nam với hai nguyên liệu đơn giản là gạo nếp và đường bát. Gạo nếp làm nên món bánh tổ thường được chọn lọc từ các loại gạo nếp thượng hạng. Vì vậy, khi thưởng thức bánh tổ hấp, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm dẻo của gạo nếp hòa cùng vị ngọt thanh của đường bát.

Địa chỉ: 12 Hoàng Hoa Thám, thành phố Đà Nẵng.

bánh tổ Thánh địa Mỹ Sơn
Món bánh tổ thơm ngon.

VII. Kinh nghiệm du lịch Thánh địa Mỹ Sơn

  •       Nếu muốn vui chơi thỏa thích thì bạn nên hạn chế đi du lịch Thánh địa Mỹ Sơn vào cuối năm, vì khoảng thời gian này ở Mỹ Sơn là mùa mưa nên sẽ gây khó khăn khi di chuyển.
  •       Bạn nên mặc trang phục lịch sự khi tham quan những địa điểm linh thiêng.
  •       Bạn nên lên lịch trình những địa điểm tham quan để thuận tiện hơn.
  •       Có ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp khi du lịch bất cứ đâu bạn nhé!

VII. Lời kết

Công ty du lịch Hành Hương Việt hi vọng qua bài viết kinh nghiệm du lịch này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách kiến trúc, văn hóa tín ngưỡng người Chăm nói riêng và Ấn Độ giáo nói chung. Và cả những câu chuyện lịch sử ẩn sau Thánh địa Mỹ Sơn, giúp bạn tìm được cảm hứng ghé thăm quần thể đền thờ nổi tiếng này.

Xem thêm: Lịch sử Thánh địa La Vang: thực hư chuyện Đức Mẹ hiển linh năm 1798?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0908957201