Tháp Bà Ponagar (Khánh Hòa) – Điểm nhìn lịch sử cạnh vùng biển mộng mơ

Tháp Bà Ponagar là điểm tham quan mang giá trị lịch sử bên cạnh vùng biển lộng lẫy ở Nha Trang, Khánh Hòa. Tháp Bà được xây dựng dưới kỳ phồn thịnh của Hindu giáo phái. Tại đây, du khách có thể tự mình khám phá những công trình kiến trúc đậm nét của nền văn hóa Chăm pa rực rỡ. Qua bài viết dưới đây, Hành Hương Việt sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát và những kiến thức cần có về nơi đây để chuẩn bị cho một chuyến du lịch hoàn hảo.

I. Tháp Bà Ponagar tọa lạc ở đâu?

Tháp Bà Ponagar ở đâu

Tháp Bà Ponagar hay còn được người dân địa phương gọi với cái tên ngắn gọn Tháp Bà tọa lạc tại ngọn đồi có tên là Cù Lao, ở cửa sông Cái Nha Trang. Du khách có thể đến đây thông qua đường 2 tháng 4 cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 đến 4 ki lô mét về phía Bắc. 

II. Thời kì xây dựng Tháp Bà Ponagar Khánh Hòa

Được xây dựng vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII – giai đoạn Chăm pa có tên là Hoàn Vương Quốc, dưới thời kỳ cường thịnh của Đạo Hindu hay còn gọi là Ấn Độ giáo, công trình được đặt tên là Tháp Bà Ponagar. Tháp Bà còn có tên gọi khác là Yang Bo Inư Nagar hay Yang Bo Ana Gar (theo tiếng của người Chăm, người Êđê và người Jarai có nghĩa là giống cái) và Ponagar trong tiếng Chăm có nghĩa là “Mẹ xứ sở”. 

III. Tháp Bà Ponagar Khánh Hòa và những giá trị văn hóa lịch sử

Sở dĩ được đặt tên là Tháp Bà bởi vì ngôi đền được xây dựng nhằm mục đích tôn thờ nữ thần Thiên Y Ana. Trong tín ngưỡng của người Chăm cổ, nữ thần được hóa thân từ những áng mây và bọt biển. Họ được bà dạy cách cày cấy, phương pháp may vá. Đồng thời, bảo vệ họ khỏi mưa bão, lũ lụt giúp họ có được mùa màng bội thu và một cuộc sống yên bình, sung túc.

Tháp Bà Ponagar và giá trị văn hóa lịch sử

Chính vì lẽ đó, công trình kiến trúc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần người Chăm và in sâu vào tín ngưỡng của họ qua bao thế hệ. Không những vậy, Tháp Bà còn là di tích văn hóa về kiến trúc của nền văn hóa người Chăm cổ, có giá trị lịch sử sâu sắc được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1979.

IV. Công trình kiến trúc và đặc trưng văn hóa của Tháp Bà Ponagar Khánh Hòa

Tháp Bà Ponagar được chia thành ba khu vực chính là Khu Tiền Đình (Mandapa), Khu Đền Tháp và Bia Ký. Ba khu vực ấy, tương ứng với ba tầng kiến trúc độc đáo và ý nghĩa riêng biệt. 

kiến trúc Tháp Bà Ponagar

Để đến được khu Tiền Đình của Tháp Bà Ponagar, du khách phải đi qua Khu Tháp Cổng. Khu vực này được xây dựng một cách hoành tráng, tương xứng với tổng thể công trình kiến trúc. Tuy vậy, qua sự bào mòn của thời gian Khu Tháp Cổng chỉ có thể hình dung qua nghiên cứu sách vở, giờ đây chỉ còn lại những bậc thang bằng đá tương đối vững chắc dẫn bước người tham quan lên đến tầng hai.

  • Khu Tiền Đình (Mandapa): Theo như phỏng đoán, người Chăm cổ chuẩn bị lễ vật trước khi dâng lên và hành lễ với nữ thần tại nơi này. Thông qua việc nghiên cứu của các nhà khoa học, rất có khả năng đây là khu vực có mái che, hở tường. Nhưng dưới tác động của thời gian, khu vực Mandapa chỉ còn lại hai dãy cột và một dãy bậc thang nối với tầng trên có độ dốc khá lớn vô cùng độc đáo.
  • Khu Đền Tháp: Khu đền tháp có tổng cộng sáu đền tháp hay sáu Kalan bao gồm hai dãy tháp được bao quanh bởi các bức tường đá với kết cấu khá vững chãi (Kalan trong tiếng Chăm có nghĩa là đền tháp). Nhưng hiện tại, hai tháp phía sau đã bị hao mòn và phá hủy, chỉ còn lại nền móng. Còn bốn tháp phía trước còn tương đối nguyên vẹn. Trên thân tháp có nhiều bức tượng lẫn phù điêu được làm bằng đất nung thể hiện nhiều hình ảnh các vị thần, các tiên nữ, hay các loài thú quý. 

kiến trúc Tháp Bà Ponagar

  • Khu Bia Ký: Đây là một trong những khu vực ấn tượng và quan trọng nhất trong Tháp Bà Ponagar. Bởi không chỉ có ý nghĩa về mặt nghệ thuật kiến trúc mà nơi đây còn mang giá trị văn hóa, lịch sử gắn liền với những dấu mốc riêng được lưu trữ trên hàng bia ký lâu đời.

V. Lễ hội đặc sắc tại Tháp Bà Ponagar

Bên cạnh công trình kiến trúc độc đáo đầy ấn tượng, Tháp Bà Ponagar còn có một lễ hội truyền thống được diễn ra hằng năm từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 3 Âm Lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức nhằm tái hiện văn hóa đặc sắc của người Chăm. Lễ hội này đã trở thành lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất tại tỉnh Khánh Hòa, lan tỏa ra vùng Tây Nguyên và cả Nam Trung Bộ.

Phần lễ diễn ra thường bao gồm các phần tế lễ, lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu an,… Phần hội bao gồm các hoạt động văn hóa như múa Chăm, múa Bóng, hát chầu văn, các trò chơi dân gian và các hoạt động biểu diễn nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. 

lễ hội Tháp Bà Ponagar

Các hoạt động của lễ hội mang đậm nét đặc sắc từ nền văn hóa của người Chăm cổ. Và điều đó đã kích thích sự hứng thú và khơi dậy tình yêu nét văn hóa bản địa của người dân lẫn du khách đến tham quan, khám phá.

Để có thể thưởng thức sự độc đáo từ Tháp Bà Ponagar – công trình kiến trúc của một vương quốc Chăm pa phồn vinh, quý du khách có thể đến tham quan vào lúc từ 8 giờ sáng cho đến 18 giờ chiều mỗi ngày với giá vé 25.000 đồng/ lượt/ người (không có chi phí phát sinh trong quá trình tham quan). 

Và để khám phá đời sống tinh thần của người Cham pa cổ tại Nha Trang, Khánh Hòa, du khách có thể quay trở lại trải nghiệm từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 3 Âm lịch sắp tới (tương ứng với ngày 22 đến ngày 25 tháng 3 năm 2022)

VI. Lời Kết

Bên cạnh quá trình tận hưởng sự yên bình nơi không gian thanh tịnh, sự kỳ vĩ của thiên nhiên cũng như nét lịch sử văn hóa đặc sắc ở Tháp Bà Ponagar Nha Trang, du khách hãy lên kế hoạch tham quan các địa điểm cũng như thưởng thức đặc sản ở các quán ăn lân cận để có một chuyến đi đến vùng đất Nha Trang, Khánh Hòa trọn vẹn nhất nhé.

Xem thêm: Tháp Chàm Poklong Garai: biểu tượng văn hóa của nền văn minh Chăm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0908957201