Sau mảnh đất La Vang thì Trà Kiệu là mảnh đất thứ hai được Đức Mẹ hiện ra. Vào lúc những giáo hữu bị áp bức và bị hại thì Đức Mẹ Trà Kiệu đã hiện ra để chở che cho những đứa con của mình. Chính xác là vào tháng 8 năm 1885, Đức Mẹ đã hiện ra tại Trà Kiệu để bảo vệ các giáo hữu trong nhà thờ khỏi làn mưa đạn của quân Văn Thân. Lúc này Cha Xứ và các giáo hữu đều rất biết ơn đến Chúa và Đức Mẹ Maria. Đến tận sau này, câu chuyện về sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Trà Kiệu vẫn được lan truyền rộng khắp thành phố Đà Nẵng. Hãy cùng Hành Hương Việt khám phá vùng đất linh thiêng đã từng lưu dấu chân của Đức Mẹ qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Đức Mẹ Trà Kiệu ở đâu?
Đức Mẹ Trà Kiệu (Đức Maria) tọa lạc tại đền thờ ở trên đồi Bửu Châu, thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đền thờ Đức Mẹ Trà Kiệu cách thành phố Đà Nẵng khoảng hơn 44km về phía Nam và mất khoảng hơn 1 giờ đi xe.
Đền thờ được xây dựng vào năm 1898 với mục đích ghi nhớ sự kiện Đức Mẹ phù hộ cho các giáo hữu tại nơi đây trong trận kháng chiến chống lại Phong trào Cần Vương năm 1885.
2. Lịch sử Đức Mẹ Trà Kiệu
Về tên gọi Trà Kiệu, theo lời người xưa kể lại, chữ “Trà” là cách gọi Chùm Chà chỉ những người Chiêm Thành. Chữ “Chà” phía sau đọc thành “Trà” gợi ý nhắc nhở đất ngày xưa của người Chàm. Còn chữ “Kiệu” đọc trại ra, vì “Kiều” có nghĩa là người xưa ở xa đến, tức là chỉ người dân từ mọi nơi di cư về đây.
Vào năm 1628, nhiều người di dân đến Trà Kiệu và thành lập nên làng công giáo Trà Kiệu. Năm 1883, Phong trào Cần Vương nổi lên ngay sau khi vua Tự Đức băng hà. Phong trào nổi lên nhằm đánh đuổi quân Pháp và tàn sát những người theo đạo công giáo. Ngày 1 tháng 9 năm 1885, binh lính Văn Thân bao vây làng Trà Kiệu để tàn sát các giáo hữu nơi đây.
Do lực lượng chênh lệch, quân lính Văn Thân mạnh hơn cả về sức người lẫn vũ khí. Người dân và các giáo hữu trong làng Trà Kiệu lâm vào cảnh nguy nan. Mọi người từ già trẻ lớn bé trong nhà thờ đều tập trung quỳ xuống ảnh Đức Mẹ để đọc kinh cầu nguyện xin Đức Mẹ che chở làng Trà Kiệu và giúp mọi người thắng trận. Sau khi đọc kinh xong, mọi người trong nhà thờ quyết chiến một trận cuối cùng với lý tưởng “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”. Cùng lúc này, quân lính Văn Thân đã tăng thêm vũ khí, lấy đại bác tấn công thẳng vào nhà thờ. Nhà thờ bị trúng đạn 1 lần nhưng rất may không tổn hại nhiều. Ngoài ra, bên ngoài nhà thờ còn có một khẩu đại bác chỉ đặt cách nhà thờ khoảng 100 thước nhưng không hiểu tại sao lại không thể bắn trúng nhà thờ. Theo người xưa kể lại, chỉ huy của quân lính Văn Thân đang nhắm bắn thì bỗng thấy “Một người đàn bà xinh đẹp, mặc áo trắng, đứng trên nóc nhà thờ nên không thể nào nhắm trúng được”. Chính thông tin này đã khiến quân lính Văn Thân xôn xao.
Tất cả các giáo hữu và các vị linh mục đều cho rằng phép màu này là do Đức Mẹ đã hiện ra và chở che cho họ. Mọi người đều mong được nhìn thấy Đức Mẹ nhưng ngoài một người phụ nữ tên là Chỉnh nhìn thấy ra thì không còn một ai khác nhìn thấy cả. Đồng thời, cùng lúc đó, quân lính Văn Thân còn thấy rất nhiều trẻ nhỏ mặc áo màu đỏ và trắng từ trên trời bay xuống qua những lũy tre xanh. Trên tay họ cầm gươm, họ đã xông pha đánh quân lính giúp các giáo dân nơi đây.
Vào ngày 21 tháng 9 năm 1885, các giáo dẫn đã chiếm lĩnh lại được bộ chỉ huy của Văn Thân đặt trên đồi Bửu Châu và làng Trà Kiệu được giải vây. Đêm hôm đó, tất cả các giáo dân làng Trà kiệu đã cùng họp mặt để tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria. Năm 1898, các giáo hữu đã xây một đền thờ trên đồi Bửu Châu để tưởng nhớ thánh ơn của Mẹ Maria và Đức Mẹ Trà Kiệu được hình thành. Linh địa Đức Mẹ Trà Kiệu rất linh thiêng. Ngày nay, nhiều người vẫn thường đi đến Đức Mẹ Trà Kiệu để cầu khẩn. Ngày 31 tháng 5 năm 1971, Giám mục Đà Nẵng Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã chọn Trà Kiệu làm trung tâm Thánh Mẫu của Giáo phận Đà Nẵng. Hằng năm, Giáo phận sẽ tổ chức ngày “Đại hội Đức Mẹ Trà Kiệu” vào ngày 31 tháng 5.
3. Kiến trúc tại nhà thờ Đức Mẹ Trà Kiệu
Nhà thờ Đức Mẹ Trà Kiệu được xây dựng vào năm 1898 và sau bao nhiêu thăng trầm trong một thời gian dài. Vào năm 1970, Linh mục Phêrô Maria Lê Như Hảo đã cho xây dựng lại ngôi nhà thờ chính. Kiến trúc chủ yếu của nhà thờ là theo phong cách Châu Âu cổ kính thế kỷ 17. Bố cục nhà thờ có hai tầng chính, tầng trên là Thánh đường, tầng dưới là nơi hội hop. Từ ngoài nhìn vào, bạn sẽ thấy 2 chiếc cầu thang xoắn với những hoa văn độc đáo hai bên dẫn lối vào bên trong nhà thờ.
4. Thánh Mẫu Trà kiệu
Ngoài nhà thờ Đức Mẹ Trà Kiệu thì nơi đây còn có Thánh Mẫu Trà Kiệu. Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu càng ngày càng trở nên thu hút các đoàn khách du lịch hành hương đến đây không chỉ bởi sự linh thiêng của Đức Mẹ Trà Kiệu mà còn bởi sự hấp dẫn của hai Di Sản Văn Hóa Thế Giới xung quanh Trà Kiệu là Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Hằng năm, Giáo phận Đà Nẵng tổ chức ngày Đại hội hành Hương tại Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu lễ Đức Mẹ ĐI Viếng (31/5 dương lịch). Sau hai năm thì trung tâm Thánh Mẫu Trà kiệu sẽ tổ chức Đại hội một lần. Đại hội này đã thu hút rất nhiều du khách hành hương đến đây viếng Mẹ. Các giáo hữu gần xa đều đổ về để viếng thăm Đức Mẹ Trà Kiệu.
5. Lời kết
Sau những thông tin đã chia sẻ phía trên, công ty du lịch Hành Hương Việt hi vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn và có cái nhìn rộng hơn về linh địa Đức Mẹ Trà Kiệu nổi tiếng linh thiêng này, cũng như biết được lịch sử vẻ vang của những người dân nơi Trà Kiệu, biết được lòng gan dạ, anh hùng và đoàn kết của các giáo dân vùng đất này. Còn nếu muốn chứng kiến tận mắt nơi Đức mẹ Maria đã từng xuất hiện thì bạn hãy xách balo lên và đi thôi nào!
Xem thêm: Tháp Bánh Ít – một trong những công trình kiến trúc phải đến ít nhất 1 lần trong đời
Bài viết liên quan: