Chùa Ba Vàng – Điểm Đến Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Nổi Tiếng 

Chùa Ba Vàng là ngôi chùa ấn tượng nhất ở Quảng Ninh về cả quy mô và thiết kế. Đến với vùng đất mỏ, du khách không thể bỏ lỡ cơ hội viếng thăm chùa và hòa mình vào vẻ đẹp linh thiêng, thanh bình của nơi đây. Bài viết dưới đây Hành Hương Việt sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin thú vị về Chùa Ba Vàng. Nếu bạn đang có kế hoạch đi du lịch chùa Ba Vàng thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

1. Chùa Ba Vàng ở đâu?

Chùa Ba Vàng (hay còn gọi là Bảo Quang Tự) tọa lạc ở lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

chùa Ba Vàng ở đâu

Chùa được xây dựng trên một khu đất rộng bằng phẳng với diện tích 1.000m2. Chùa có độ cao 340 mét so với mực nước biển, lưng tựa núi, phía trước là dòng sông êm đềm và hai bên là rừng thông bát ngát xanh tươi.

Đến chùa Ba Vàng là đến với đất Phật linh thiêng và huyền bí. Chính vì vậy đi chùa Ba Vàng trở thành lựa chọn của nhiều du khách mỗi khi đến với Quảng Ninh. Đến Quảng Ninh mà không ghé thăm chùa Ba Vàng thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn.

2. Lịch sử hình thành của Chùa Ba Vàng

Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1706, dưới thời trị vì của vua Lê Dụ Tông. Sau khi trải qua những thăng trầm của lịch sử và thời kỳ tàn phá của chiến tranh, Chùa Ba Vàng đã bị hư hại nặng nề.

Cho đến năm 1988, chùa được đầu tư cải tạo và trùng tu lại gần như hoàn toàn bằng vật liệu gỗ. Năm 1993, Quảng Ninh quyết định xây dựng lại toàn bộ thiền viện, đến nay chỉ còn lại cây hương đá, tấm bia linh vị thiền sư và những viên tảng kê chân cột là có tuổi đời như chiều dài lịch sử của ngôi chùa.

lịch sử chùa Ba Vàng

Tháng 1 năm 2011, do nhu cầu của tăng ni, phật tử và hoằng dương Phật pháp nên chùa Ba Vàng đã được xây dựng lại với quy mô mở rộng vô cùng lớn. Chính vì vậy, ngôi chùa đã trở thành một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất ở Quảng Ninh.

Chùa Ba Vàng thờ Phật, thờ Mẫu và thờ Đức Ông. Trong thiền viện có nhiều pho tượng đúc Quan Âm Bồ tát, Phật A Di Đà, Tam Bảo, Tam Thế,….

lịch sử chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng về đêm quả là một cảnh tượng khiến lòng người thổn thức. Khi màn đêm buông xuống, chùa Ba Vàng như bừng tỉnh trở nên rực rỡ dưới sắc đèn lung linh huyền ảo. Vẻ đẹp ấy vô cùng bề thế và linh thiêng. Từng hành lang, lầu Chuông, Bảo Điện,… đều được thắp sáng để du khách có thể vào chùa tản bộ và viễn cảnh ban đêm.

3. Kiến trúc độc đáo của chùa Ba Vàng

Do đã qua nhiều lần trùng tu nên chùa Ba Vàng hiện nay mang phong cách kiến ​​trúc khá hiện đại, nhưng vẫn giữ được đặc trưng tâm linh đậm nét.

Tượng phật A Di Đà: Tượng được tạc bằng gỗ, được mệnh danh là tượng phật lớn và đẹp nhất trong các ngôi chùa phía bắc.

Hàng loạt bức tượng vô cùng bề thế cao trên 2m: Tượng Tam Thế, Tượng Quan Âm,…

kiến trúc chùa Ba Vàng

Tượng Bồ tát Quan Âm lớn nhất cao 10,8m: được dựng trên đài sen cao 2,8m, nặng 80 tấn. Bức tượng này được làm hoàn toàn bằng đá granite nguyên khối và được bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân chạm khắc rất tỉ mỉ.

Giếng nước khổng lồ không bao giờ cạn: Dân gian kể rằng đây là một giếng thần, tương truyền rằng chỉ cần một ngụm nước từ giếng này có thể xua đuổi mọi bệnh tật, khiến bạn trường sinh bất lão.

Lầu Chuông và Lầu Trống: Gắn liền với nét hoa văn tinh tế và chạm khắc tinh xảo. Không gian nơi đây thích hợp để du khách có thể thả hồn về một chốn tâm linh yên tĩnh và thanh bình.

4. Thời điểm lý tưởng tham quan Chùa Ba Vàng

Thực tế, chùa Ba Vàng là một nơi mà bạn có thể ghé thăm bất cứ lúc nào, bạn luôn có thể tìm thấy sự yên bình và thanh tịnh ở nơi đây. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 3 thời điểm mà nhiều du khách chọn đến thăm chùa Ba Vàng nhiều nhất:

  • Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên Đán, bạn có thể đi lễ chùa đầu năm để cầu bình an, vãn cảnh và hòa mình vào không khí đông đúc của hàng nghìn phật tử và du khách thập phương đến đây
  • Ngày 8 tháng Giêng âm lịch: Cứ đến ngày này hàng năm, hàng loạt lễ hội nổi tiếng lại mở ra với những hoạt động rực rỡ sắc màu. Đây cũng là thời điểm du lịch lễ hội với nhiều ưu đãi giúp du khách có thể vui xuân mà không lo về giá cả hay phát sinh chi phí trên đường đi vì sẽ được đưa đi đón về trực tiếp từ Hà Nội.
  • Ngày 9 tháng 9 âm lịch: Ngày này được gọi là ngày tết cổ xưa của người Việt, tên chính thức là Tết Trùng Dương hay Lễ hội hoa cúc. Đây là thời điểm du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên và mãn nhãn với hàng ngàn đóa hoa cúc.

thời gian đến chùa Ba Vàng

Đối với những du khách yêu thích đạo Phật, chùa Ba Vàng thường xuyên tổ chức các khóa tu hàng tháng. Tại đây, mọi người tham dự đều được nghe các nhà sư, trụ trì thuyết giảng Phật pháp. Thông qua những khóa tu ngắn hạn này, tâm trí của mọi người sẽ thanh tịnh hơn và tạo được nền tảng tâm lý vững chắc để đối mặt với những khó khăn của cuộc sống. Đồng thời đây là hoạt động có giá trị giáo dục cao, truyền bá đạo Phật và duy trì các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

thời gian đến chùa Ba Vàng

5. Giá vé tham quan chùa Ba Vàng

Để lên chùa Ba Vàng lựa chọn yêu thích của nhiều du khách là đi cáp treo. Cáp treo có thể được mua với vé khứ hồi hoặc một chiều và giá như sau:

  • Giá vé người lớn: Cáp treo khứ hồi 280.000 VND và 100.000đ một chiều.
  • Giá vé trẻ em: Cáp treo khứ hồi 2 chiều là 200.000 VND và 80.000 VND một chiều.

6. Những Điều Nên Và Không Nên Khi Đến Chùa Ba Vàng

a. Du khách cần chuẩn bị những gì khi đến Chùa Ba Vàng?

Khi đến với chùa Ba Vàng, du khách cần chuẩn bị những việc sau:

  • Ăn mặc phù hợp, kín đáo và giản dị. Những ai không tuân theo quy định sẽ bị ban quản lý chùa cảnh cáo và có thể không được phép vào chùa nếu ăn mặc không phù hợp.
  • Nên chọn giày bệt, giày thể thao, giày đế thấp để đi lại thoải mái nhất. Không nên đi giày cao gót vì khuôn viên chùa rộng, đi lại nhiều, địa hình đồi núi sẽ khiến bạn khó đi và đau chân.
  • Du khách nên đổi trước tiền lẻ để sử dụng trên đường đi lễ, cầu nguyện và bỏ hòm từ thiện…

lưu ý khi đi chùa Ba Vàng

b. Những lưu ý khi đến thăm chùa Ba Vàng

  • Nếu bạn tự lái xe đến đây hãy để xe đúng nơi quy định và tuân theo sự hướng dẫn của Ban quản lý chùa và nhân viên an ninh.
  • Không dùng ngôn ngữ thô lỗ, không lớn tiếng, không đùa cợt nơi cửa Phật. Đi nhẹ nói khẽ và lịch sự.
  • Không chen lấn, xô đẩy trong quá trình tham quan và thờ cúng. Hãy giữ đúng tinh thần chốn  Phật giáo linh thiêng.
  • Không mang theo chất nguy hiểm, chất nổ, ma túy, chất gây nghiện và các chất kích thích khác. Không mang theo các văn hóa phẩm đồi trụy, văn bản truyền bá các tư tưởng sai trái chưa được kiểm duyệt và cho phép.
  • Không vào khu vực có biển cấm, không vào nội viện của Tăng Ni.
  • Không ăn uống, xả rác trong chùa.
  • Tuyệt đối không được tự ý đánh chuông, trống và các pháp khí của chùa.
  • Không được để tiền bừa bãi, lễ cúng phải được chuẩn bị theo nghi thức truyền thống, trang nghiêm, tiền được đặt ngay ngắn trên hòm công đức hoặc trên bàn để ghi công đức.
  • Không bẻ cành, không hái hoa, không trèo cây, không vẽ nguệch ngoạc,… trong tu viện và phải có ý thức bảo vệ cảnh quan chung.
  • Nghiêm cấm việc ăn xin, bói toán, phát tờ rơi, buôn bán, cho tiền lẻ trong tu viện …

7. Kết Luận

Chùa Ba Vàng không chỉ là nơi con người bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật, mà còn là nơi khách quan có thể tìm thấy tâm hồn thanh bình và tĩnh lặng trước cuộc sống xô bồ. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp phía trên có thể hữu ích với bạn. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ, trọn vẹn bên gia đình và bạn bè!

Xem thêm: Chợ nổi Cái Răng – Hình ảnh đi chợ đầy độc đáo của miền sông nước Việt Nam

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0908957201