Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng – Thánh đường duy nhất thời Pháp thuộc được xây tại Đà Nẵng

Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng vốn là trung tâm thuyết giáo có tiếng tại thành phố đáng sống nhất Việt Nam, bởi nơi đây là Thánh đường duy nhất được xây dựng vào thời Pháp thuộc còn vẹn nguyên, đồng thời cũng là nơi hành lễ, cầu nguyện của hàng triệu tín đồ Công Giáo. Theo chân Hành Hương Việt, du khách không chỉ được khám phá một vùng đất mới, một tôn giáo với nét đẹp văn hóa đặc sắc, mà du khách sẽ còn được chiêm ngưỡng những kiến trúc mang âm hưởng và phong cách thời Pháp.

1.    Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng được xây dựng từ khi nào?

Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng được khởi công xây dựng vào tháng 02 năm 1923, kéo dài khoảng 8 tháng, nhà thờ chính thức làm lễ cung hiến và khánh thành vào ngày 10/03/1924, lấy tước hiệu là Thánh Tâm Chúa Giêsu – đánh dấu sự hoàn thiện của một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc phương Tây.

Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng  xây dựng khi nào

Đến tháng 01/1963, nhà thờ Con Gà Đà Nẵng được thiết lập thành giáo phận, lúc này, Cha Phêrô Maria được bổ nhiệm chính thức làm giám mục tiên khởi giáo phận Đà Nẵng. Đến tháng 05/1963, Cha chính thức nhận về nhận giáo phận và nhà thờ Đà Nẵng, lấy tên gọi là nhà thờ Chính Tòa giáo phận Đà Nẵng.

2.    Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng ở đâu?

Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng tọa lạc tại số 156 đường Trần Phú, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là trung tâm thuyết giáo nổi tiếng nằm yên ả trong lòng thành phố sầm uất gần trăm năm. Thánh đường cổ kính này từng trải qua rất nhiều tên gọi như Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, nhà thờ Tourane,… nhưng để lại ấn tượng nhất cho khách du lịch vẫn là tên gọi nhà thờ Con Gà Đà Nẵng. Sở dĩ, tên gọi này được người dân nơi đây đặt cho vì “linh vật” trên nóc nhà thờ, ở vị trí cột thu lôi là tượng một con gà, có màu xám tro, được làm từ hợp kim dùng để xác định hướng gió.

Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng  ở đâu

3.    Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng có kiến trúc gì đặc sắc?

3.1  Kiến trúc Gothic đặc trưng.

Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng được phác thảo tổng thể bởi Cha cố Vallet, mang nét đặc trưng của các nhà thờ Công giáo phương Tây, với mặt trước có hình tam giác và mặt bằng có hình chữ thập, kéo dài ra các gian sau, mang màu sắc chủ đạo là màu hồng phấn. Dưạ trên lối kiến trúc Gothic đặc trưng, nhà thờ Con Gà Đà Nẵng mang những đường nét mái vòm cao vút, vòng cửa được thiết kế giống như một quả trám.

kiến trúc Gothic Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng

Bên trong nhà thờ, trần nhà được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic, có mái vòm cao gần 70m, điểm tô bằng những chiếc đèn trùm vàng óng ánh, gian chính được đặt tượng Chúa, trên các bức tường với những lời răn, dạy dỗ con Chiên ngoan đạo. Trên những khung cửa kính rải nhiều màu sắc khác nhau, thể hiện những sự kiện trong sách Kinh Thánh, xung quanh phòng được bày những chiếc ghế dài, làm bằng gỗ đen bóng bẩy, tạo nên một bầu không khí vưà trầm lắng lại trang nghiêm.

kiến trúc Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng

3.2  “Linh vật” Gà độc đáo.

Dạo quanh trong sân nhà thờ Con Gà Đà Nẵng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tượng Chúa tráng men trắng, những hàng cây, bụi hoa lộng gió, nhìn lên cao về phía nhà thờ, du khách sẽ thấy một cột trụ thiên lôi lớn, có tượng con gà màu xám nằm trên nóc nhà thờ. Khi xưa, cột trụ này vốn dùng làm vật để xác định hướng gió, sau này được người dân coi là “linh vật”, bởi lẽ, theo Thánh Kinh, người dân tin rằng hình tượng con gà mang ý nghĩa cho sự thức tỉnh, sám hối.

linh vật

3.3  Hang đá Đức Mẹ.

Men theo những biển chỉ dẫn, du khách sẽ đến được hang đá Đức Mẹ nằm ở phía sau nhà thờ Con Gà Đà Nẵng. Theo chia sẻ của Cha xứ, hang đá Đức Mẹ được xây dựng dựa trên hình mẫu hang đá Lourdes thuộc Pháp. Hang đá Đức Mẹ có thiết kế cửa vòm, giữa hang đá đặt tượng Đức Mẹ, xung quanh tường hang được treo những biển tạ ơn, bao quanh hang đá là những lớp thực vật, cây cảnh xanh mơn mởn, những dòng nước chảy từ khe nguồn, làm không khí chốn thiêng liêng, bình lặng trở nên mát mẻ, ồn ả tiếng gọi đến từ thiên nhiên.

hang đá đức mẹ Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng

4.    Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng lễ khi nào?

Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng thường tổ chức Thánh lễ phụng vụ Thánh vào ngày chủ nhật, kéo dài từ 5 giờ sáng đến 18 giờ 30 phút chiều. Ngoài ra, các ngày trong tuần sẽ tổ chức Thánh lễ sáng vào lúc 5 giờ và Thánh lễ chiều lúc 17 giờ 15 phút, những Thánh lễ này thường thu hút rất nhiều tín đồ Công giáo tham gia với các hoạt động chính như: nhập lễ, sám hối, hát Kinh Vinh Danh, phụng vụ lời Chúa, phụng vụ Thánh thể, cầu nguyện…

Không chỉ có các Thánh lễ được diễn ra thường xuyên, như bao nhà thờ khác, nhà thờ Con Gà Đà Nẵng cũng có những ngày Đại lễ, nổi bật nhất chính là lễ Giáng sinh, diễn ra vào ngày 24, 25/12 hằng năm, kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu, đồng thời nó cũng tượng trưng cho việc đã kết thúc mùa Mùa Vọng của tôn giáo nơi này. Dịp lễ sẽ diễn ra liên tục mười hai ngày, với mong muốn những tín đồ được sống chậm lại, bồi đắp cho đời sống thiêng liêng theo Đức tin của người Công giáo. Ở nhà thờ Con Gà Đà Nẵng, ngoài các hoạt động trang trí cây thông noel, giăng đèn, kết hoa cho nhà thờ,  các vị linh mục sẽ tham gia cử hành nghi thức sám hối, xưng tội tập thể cho giáo dân vào lễ chính, các giáo dân sẽ phục vụ các tiết mục múa hát sum vầy, các cuộc thi tổ chức trong giáo đường với nhiều phần thưởng và lễ tặng khác nhau, tạo thành bầu không khí vừa trang nghiêm lại ấm cúng, nhộn nhịp, xua tan cái lạnh giữa mùa đông âm u.

nhà thờ Con Gà Đà Nẵng làm lễ khi nào

5.    Lời kết.

Vậy nên, Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng với những cây cầu đẹp, những bãi biển thơ mộng, mà nơi đây còn hiển hiện những công trình cổ kính, mang dấu ấn kiến trúc thời Pháp đặc sắc. Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng là một trong số đó, nơi vừa mang vẻ đẹp không bị mài mòn bởi năm tháng, vừa mang giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc. Nơi đây xứng đáng là điểm đến nổi bật của du lịch hành hương, cũng là nơi mà du khách nên trải nghiệm ít nhất một lần trong đời người hối hả ngược xuôi.

Xem thêm: Tượng Đức Mẹ Tà Pao – Biểu tượng quê hương Bình Thuận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0908957201