Đức mẹ Tà Pao – trung tâm hành hương được nhiều người biết đến chỉ sau trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang ở Quảng Trị. Hiện Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao là một trong những địa điểm hành hương lớn của người Công giáo Việt Nam ở phía Nam. Quần thể công trình biểu tượng này bao gồm tượng đài và lễ đài Đức Mẹ Tà Pao. Hãy cùng Hành Hương Việt tìm hiểu và khám phá địa điểm này nhé!
Mục Lục
1. Tên gọi và lịch sử Đức Mẹ Tà Pao?
Đức Mẹ Tà Pao có tên gọi Tà Pao bắt nguồn từ tiếng của dân tốc K’HO, có nghĩa là “Một giấc mơ đẹp”. Từ “Tà” được hiểu là đẹp theo nghĩa linh thiêng, còn “Pao” ở đây là giấc mơ. Nếu được viết hoặc phát âm là “Tàmpao” thì còn có nghĩa là “Suối mơ”.
Sự tích về Đức Mẹ Tà Pao khởi nguồn từ câu chuyện có ba em học sinh thấy Đức Mẹ hiện ra và bay về phía bên kia núi. Ngày 29 tháng 9 năm 1999, lễ Tổng lãnh thiên thần, một số giáo dân vùng Phương Lâm và lân cận, tuôn đổ về đây với mong ước được nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra. Từ đó về sau, nhiều đoàn người đổ xô về núi Tà Pao để hành hương. Nơi đây được truyền tai nhau giữa những người Công giáo về câu chuyện lạ, ơn ban của tượng Đức Mẹ Tà Pao.
Tượng Đức Mẹ Tà Pao đặt trên đồi Tà Pao theo tìm hiểu thì đây là bức tượng được cố tổng thống Ngô Đình Nhiệm đặt làm năm 1959 nhân dịp Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc Lần I tại Sài Gòn. Ngày 8 tháng 12 năm 1959, nghi lễ khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao hết sức long trọng nhưng sau đó vì hoàn cảnh chiến sự từ năm 1964 trở đi, tượng Đức Mẹ trở thành nơi hoang phế.
Sau năm 1975, khi hoà bình được lập trở lại, một số anh chị em giáo dân đã âm thầm đi tìm lại tượng Đức Mẹ. Và vào cuối năm 1989 đầu năm 1990, nhóm 4 người gồm: ông Phêrô Trần Vĩnh Tính xứ Tân Lý, Tôma Nguyễn Đình Can xứ Thanh Xuân, Phêrô Trần Dư Thế xứ Vinh Tân phối hợp với ông Phêrô Nguyễn Quang Tính xã Đức Tân, đến địa bàn Tà Pao liên hệ với ông Cáp Sanh để đi tìm lại tượng Đức Mẹ. Sau nhiều giờ tìm vì nơi đây đã trở nên hoang tàn do chiến tranh, các ông đã tìm được tượng Đức Mẹ Tà Pao trong tình trạng đầu, tay, chân tượng bị bể nát. Cuối tháng 6 năm 1991, được sự cho phép của Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, tượng được nhà điêu khắc Lê Phát sửa chữa. Đến ngày 28, 30 tháng 7 năm 1991, tượng Đức mẹ thân trên được đưa lên núi và phần thân dưới cũng đã hoàn thành. Sáng ngày 1 tháng 8 năm 1991, Thánh tượng Đức Mẹ Tà Pao chính thức ngự trị trên ngọn núi Tà Pao với màu trắng tinh khôi sừng sững.
2. Đức Mẹ Tà Pao ở đâu?
Điểm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao thuộc Giáo Hạt Đức Tánh, Giáo Phận Phan Thiết. Về hành chính Tượng Đức Mẹ Tà Pao tọa lạc trên sườn núi cao, được xây bằng xi măng trắng cao 3m, đặt trên bệ vuông cao 2m nằm ở xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
Để đến được địa điểm Đức Mẹ Tà Pao khi xuất phát từ TP.HCM, chúng ta có thể lái xe khoảng 3g30 hơn 171 km đi theo hướng đông bắc, từ TPHCM qua Long Thành, qua các quốc lộ QL1A, QL55 sẽ đến xã Đồng Kho, nơi đặt tượng Đức Mẹ Tà Pao.
Tượng Đức Mẹ Tà Pao được dựng trên đồi khá cao và hai bên được xây dựng bậc cấp khoảng 400 bậc để lên núi. Công trình tượng Đức Mẹ Tà Pao được trùng tu và khánh thành vào ngày 13 tháng 5 năm 2007. Vì vậy ngày 13 hàng tháng nơi đây vẫn thường có thánh lễ do Giám mục giáo phận Phan Thiết cử hành và chính thức có tên gọi Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao. Sự kiện này thu hút rất đông du khách từ mọi nơi đến hành hương mỗi tháng. Kể từ đầu năm 2000, nhiều đoàn người đổ xô về núi Tà Pao để hành hương, xin ban ơn của Đức Mẹ. Đức Mẹ Tà Pao đã trở thành Thánh địa nổi tiếng mà mỗi con chiên Thiên Chúa đều về thăm ít nhất một lần trong đời.
3. Du lịch Đức Mẹ Tà Pao Bình Thuận
Sau nhiều năm được cho phép trùng tu và sửa chữa, khuôn viên Đức Mẹ Tà Pao Bình Thuận ngày nay được khang trang, sạch sẽ và rộng rãi. Khuôn viên Thánh Mẫu được xây dựng bao gồm hai phần kiến trúc lớn là phần lễ đài dưới chân núi và cấp bậc lên núi tượng Đức Mẹ ngự trị. Khung cảnh ở đây rất đẹp, xung quanh là cây xanh, bầu không khí trong lành mát mẻ. Khi lên cao còn có thể ngắm nhìn được toàn thể xã Đồng Kho Tánh Linh yên bình phía dưới. Vì Tượng Đức Mẹ và cả nhà nguyện thánh lễ đều được trang trí bằng màu trắng tinh khôi nên tượng Mẹ được nổi bật lên giữa màu xanh mát của cây cỏ.
4. Tổng kết
Đức Mẹ Tà Pao Bình Thuận đã được nhiều người giáo dân và khách hành hương từ Bắc chí Nam đến viếng, chiêm ngắm và cầu nguyện. Từ đó, biết bao nhiêu ơn ban và niềm tin về Đức Mẹ được thuật lại và được truyền tải đi muôn nơi. Một lần đến với Đức Mẹ Tà Pao khách hành hương sẽ lại muốn quay trở về với Đức Mẹ lần hai. Đến bên Đức Mẹ ai cũng thấy gần gũi, và được ban ơn lành. Thật vậy, Đức Mẹ Tà Pao Bình Thuận đã trở thành điểm hẹn cho người Công giáo nói riêng và cả du khách nói chung. Hãy thử đặt chân đến địa điểm này để cảm nhận nhé!
Xem thêm: Khu Du Lịch Tam Đảo, Vĩnh Phúc – Đà Lạt giữa núi rừng phương Bắc
Bài viết liên quan: