Đối với những người yêu thích văn hóa tâm linh ở miền đất Thái – nơi sở hữu rất nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, cổ kính thì không thể nào bỏ qua chùa Bửu Long. Chùa Bửu Long được nhiều người dân nơi đây gọi là chùa Thái Lan cũng chính vì thoạt nhìn ngôi chùa này sẽ có cảm giác như đang ở đất nước Thái Lan vậy. Không chỉ vậy, đây còn là “cái nôi” của truyền thống Phật giáo Theravada tại Việt Nam. Theo chân Hành Hương Việt, chúng tôi xin giới thiệu với bạn ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy nổi tiếng tại Sài Gòn này.
1. Địa điểm du lịch chùa Bửu Long quận 9
Chùa Bửu Long nằm ở phường Long Bình, Quận 9 cũ của TP.HCM. Nơi đây nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Chùa Bửu Long từng nằm trong danh sách 10 công trình Phật Giáo có thiết kế đẹp nhất thế giới. Chùa được nằm trên khuôn viên rộng 11 ha, vị trí là ngọn đồi phía Tây sông Đồng Nai.
Chùa Bửu Long có tên gọi chính thức là Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long. Chùa Bửu Long có công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo. Chùa là tổ hợp của sự hòa quyện giữa văn hóa Ấn Độ, Thái Lan cùng với kiến trúc tinh hoa nhà Nguyễn.
Ngoài cái tên Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long, chùa còn có cái tên khác là chùa Xá Lợi vì có rất nhiều xá lợi của Phật và các thánh tăng. Chùa Bửu Long thuộc hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy Nam Tông (Theravada) do khi xưa năm 1942 cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập. Phật giáo Nam tông từ Ấn độ truyền đến các nước phía Nam vì vậy chùa vừa chịu sự ảnh hưởng văn hóa Ấn độ và các nước như Thái Lan, Lào…
Chùa nằm ở trên một ngọn đồi giữa núi rừng thiên nhiên thoáng đãng, hòa mình với cây cối, rộng lớn, nên khi đến đây bạn sẽ cảm nhận được không khí trong lành, mát mẻ . Ngoài ra chùa có khuôn viên rất rộng. Điều thú vị nữa đó là khi ở xa bạn có thể cảm nhận nghe được âm thanh của tiếng chuông gió ở trên đỉnh tháp của chùa.
Vì được bao bọc là rừng cây xanh mát, rất nhiều du khách đến đây để tận hưởng vẻ đẹp của chùa và sự thanh tịnh nơi đây. Du khách hành hương lựa chọn điểm đến này để chay tiện ngồi thiền, tạm gác lại sự xô bồ của cuộc sống hối hả từng ngày.
2. Nét kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Bửu Long
Nhìn từ trên cao, Chùa Bửu Long ánh lên 1 màu vàng trắng độc đáo và nằm hòa mình trong núi rừng. Lối vào chùa cũng rợp bóng cây được chư Tăng chăm chút cẩn thận. Lối đi còn có những tượng sư tử đá được chạm khắc tinh sảo, khiến cho người xem không khỏi trầm trồ. Các cầu thang dẫn lên chánh điện tòa tháp trung tâm được trang trí hình rồng ngậm hạt minh châu đắp nổi đầy khỏe khoắn. Hệ thống mái vòm, cửa sổ, cửa chính được tạo bởi hoa văn, phù điêu đắp nổi cầu kỳ, mang đậm dấu ấn của nền văn minh lưu vực sông Ấn và văn hóa Việt Nam. Điểm đặc biệt ở đây, chùa Bửu Long có một hồ nước xanh biếc phía trước, điều này càng làm nổi bật lên màu vàng rực rỡ của ngôi chùa.
Chùa Bửu Long có các khu vực chính gồm: chánh điện, tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, ni viện, ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân. Vì càng ngày càng được tu bổ, chùa Bửu Long đã được khang trang hơn theo năm tháng, vừa tiện nghi hơn nhưng vẫn không đánh mất nét riêng, hình dáng của ngôi chùa cổ.
Khu vực chính điện và khuôn viên xung quanh chùa được xây dựng hoàn toàn dựa theo thiết kế của trụ trì Thích Viên Minh. Bảo tháp chính của chùa có tên là Bảo tháp Gotama Cetiya. Gotama Cetiya được coi là bảo tháp lớn nhất Việt Nam với chiều cao 56m cùng bốn tháp phụ xung quanh, được xây dựng theo lối kiến trúc cung điện với màu trắng phối vàng chủ đạo ở phần chóp của kiến trúc chùa Thái Lan.
Hình ảnh Bảo tháp Gotama Cetiya – bảo tháp lớn nhất Việt Nam:
Bảo tháp Gotama Cetiya có quy mô rất lớn có sức chứa trên 2000 người vào cùng tham quan chiêm bái, thời kính. Bảo tháp mang vẻ đẹp độc đáo, gồm 7 tầng. Tầng trệt và tầng 2 là hội trường, tầng 3 và 4 là hai thiền đường, tầng 5 là tháp tôn trí xá lợi Phật và chư vị thánh tăng. Xung quanh tòa tháp trung tâm là 4 tháp nhỏ có các tên gọi: Đản sinh, Thành đạo, Pháp luân và Niết bàn bao quanh với độ cao 56m. Khi đến tham quan chùa Bửu Long các bạn sẽ vô cùng mãn nhãn trước vẻ đẹp mang kiến trúc lộng lẫy và bắt mắt đó.
Đến với chùa Bửu Long, bạn sẽ thấy tòa bảo tháp Gotama Cetiya nằm nổi bật giữa khung cảnh thanh tịnh nơi đây. Đây chính là bảo tháp chính của chùa Bửu Long. Tòa bảo tháp có kiến trúc rất đặc biệt không giống với một ngôi chùa nào ở Việt Nam ta.
Ngoài ra, khi bạn đứng ngắm nhìn ở trên bảo tháp Gotama Cetiya sẽ nhìn thấy sông Đồng Nai ở phía xa xa và còn cảm nhận được những làn gió mát nơi đây. Điểm nhấn ở tòa bảo tháp là được thiết kế chủ đạo bởi gam màu trắng cùng hòa quyện với chóp vàng tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt. Bạn sẽ cảm nhận được sự kết hợp này có hơi hướng Thái Lan. Đặc biệt công trình kiến trúc tòa bảo tháp rất đặc biệt, mọi thứ đều được chạm khắc rất tinh tế.
Như được nhắc đến, Chùa Bửu Long có khuôn viên khá rộng với diện tích 11 héc ta. Xung quanh chùa đều được bao phủ bởi những cây xanh. Với thiết kế khuôn viên độc đáo này vì vậy không khí ở đây rất trong lành, thoải mái. Bạn sẽ không phải sợ nắng bởi nơi đây đã có những bóng cây mát rượi để nghỉ ngơi. Khung cảnh Chùa Bửu Long nơi đây có hồ nước xanh ngọc ngay phía trước. Hòa quyện cùng với kiến trúc chùa nơi đây tạo nên vẻ đẹp riêng làm say đắm lòng người.
Còn có một điều đặc biệt mà không phải ai cũng biết. Ngôi chùa này được mệnh danh là “ngôi chùa không nhang khói”. Cho nên các du khách khi đến chùa không cần mang theo nhang đèn mà chỉ cần tỏ lòng thành khấn Phật là đủ rồi.
3. Lời kết
Chùa Bửu Long – một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở TP.HCM. Chắc chắn khi đến đây du khách sẽ tìm được sự bình yên trong tâm hồn khi được hòa mình vào với khung cảnh của chùa cũng như có cơ hội tìm về với sự thanh đạm mát lành và sự tĩnh lặng của không gian. Với những thông tin về Chùa Bửu Long qua bài viết, hi vọng bạn đọc sẽ có dịp được ghé ngang nơi đây và tận mắt trông thấy công trình tôn giáo vĩ đại này.
Xem thêm: Chùa Cầu Hội An – giá trị văn hóa tâm linh ở Phố Cổ
Bài viết liên quan: