Chùa Cầu Hội An – giá trị văn hóa tâm linh ở Phố Cổ

Phố cổ Hội An từ lâu đã trở thành đặc trưng của tỉnh Quảng Nam bởi  những công trình kiến trúc mang giá trị gần như nguyên sơ của nền văn hóa cổ xưa với hơn 1000 công trình cổ kính như nhà cửa, phố xá, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… và cả tâm hồn đậm nét truyền thống của người dân địa phương. Đặc biệt, khi nhắc đến phố cổ, không thể nào không nhắc đến Chùa Cầu Hội An, bởi từ lâu Chùa Cầu đã trở thành một biểu tượng chứa đựng giá trị văn hóa tâm linh của phố cổ cũng như đời sống tín ngưỡng của người dân. Dưới đây, Hành Hương Việt sẽ gửi đến các bạn một số thông tin thú vị về Chùa Cầu hỗ trợ các bạn có một chuyến đi vi vu thật trọn vẹn đến Phố Cổ Hội An.

1. Truyền thuyết ly kỳ về Chùa Cầu Hội An

Vào những ngày đầu khi người Nhật sang Việt Nam đến với vùng đất Hội An, Quảng Nam sinh sống, họ xây dựng nhà cửa và thực hiện giao thương dọc đôi bờ sông Hoài. Nhưng tại đây, họ thường xuyên trông thấy trên bề mặt dòng sông xuất hiện đặc điểm giống như sống lưng của một loài thủy quái. Loài thủy quái ấy được người Nhật gọi bằng cái tên Namazu, nó là một con cá trê có kích thước vô cùng lớn với các bộ phận nằm trải dài ở các nước Châu Á khác nhau. Cụ thể, con quái vật này có đầu nằm ở Ấn Độ, thân mình ở Việt Nam còn phần đuôi nằm ở xứ sở Phù Tang.

Mỗi lần con thủy quái Namazu cựa mình động đậy hoặc nó bắt đầu quẫy đuôi thì cả lục địa Châu Á lập tức trở nên rung chấn không ngừng, riêng Nhật Bản không chỉ xảy ra động đất dữ dội mà còn hàng loạt ảnh hưởng từ tai họa thiên nhiên khác như núi lửa phun trào, sóng thần ồ ạt gây thiệt hại, thương vong vô cùng lớn.

truyền thuyết ly kỳ về chùa Cầu Hội An

Vì vậy, dấu hiệu của Namazu ở Phố cổ Hội An đã khiến cho đời sống tinh thần của người Nhật tại địa phương này lo sợ. Chính nguyên do đó mà họ đã tìm cách ngăn chặn đại họa này. Họ ra sức tìm người tinh thông phong thủy, am hiểu về Namazu rồi tiến hành xem thế đất, xác định địa điểm xây dựng đền thờ trấn yểm, với ý nghĩa là một thanh kiếm mạnh mẽ đâm xuống lưng thủy quái, khiến nó không thể chuyển mình gây thảm họa. Từ đó, Chùa Cầu – giá trị văn hóa tâm linh của Phố cổ Hội An đã được xây dựng nên.

truyền thuyết ly kỳ về chùa Cầu Hội An

Không chỉ hiện diện trong đời sống tâm linh của người Nhật tại Hội An mà loài thủy quái này còn xuất hiện trong văn hóa tín ngưỡng của người Hoa ở địa phương với tên gọi là con Cù. Trong các tư liệu cổ, người Hoa có một giai thoại tương tự. Giai thoại kể rằng con Cù ẩn mình tận sâu đáy bùn lòng sông, khi mưa dông, bão bùng sẽ giật mình tỉnh giấc trở mình quẫy đuôi khiến nước sông dâng cao, làm ngập lụt cả dãy phố Hội An khi ấy. Để ngăn trừ đại họa, người Hoa đã quyết định cùng nhau xây Chùa Cầu, đắp tượng, làm lễ rước thần linh về thờ tự.

2. Lịch sử Chùa Cầu Phố Cổ

Chùa Cầu tồn tại trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân Phố cổ Hội An với những giai thoại hay truyền thuyết ly kỳ. Nhưng trên thực tế, Chùa Cầu được xây dựng nhằm phục vụ cho tuyến giao thông và các hoạt động giao thương. Đồng thời, Chùa Cầu còn được xem là địa điểm để phân xử các mâu thuẫn tranh chấp trong việc buôn bán ở thương cảng Hội An.

lịch sử chùa Cầu Hội An

3. Kiến trúc Chùa Cầu – minh chứng của quá trình giao thoa văn hóa

Chùa Cầu được xây dựng bắc qua một nhánh nhỏ của dòng sông Thu Bồn Hội An với dáng vẻ trầm mặc, cổ kính. Chùa Cầu được thiết kế bằng vật liệu gỗ với phần bên trên là nhà, bên dưới là cầu, nền móng được dựng hoàn toàn bằng trụ đá.

lịch sử chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An là một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, bởi đây là minh chứng của một quá trình giao thoa văn hóa giữa các nước Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản. Cấu trúc Chùa Cầu tính theo mặt bằng gồm có ba phần chính, hai phần đầu và phần thân cầu ở giữa với tổng chiều dài là 18m và chiều rộng khoảng chừng 3m. Dọc theo chiều dài Chùa Cầu là phần mái được lợp bằng ngói âm dương đậm chất Việt Nam kết hợp cùng phần mái che uyển chuyển nồng nàn văn hóa Nhật Bản. Đặc biệt, trên cửa chính của ngôi chùa có ba chữ Hán lớn “Lai Viễn Kiều” được chạm nạm nổi với ý nghĩa là “Bạn phương xa đến”.

lịch sử chùa Cầu Hội An

Về sự xuất hiện của dòng chữ “Lai Viễn Kiều” có tương truyền kể rằng vào năm 1719, Chúa Nguyễn có vi hành có ghé thăm Chùa Cầu Hội An, rung cảm trước vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và khung cảnh huyên náo lại rất đỗi yên bình nên ông đã đề ra ba chữ “Lai Viễn Kiều” ban tặng như một cách thể hiện sự yêu mến và ghi lại kỉ niệm đã từng đặt chân đến nơi đây.

lịch sử chùa Cầu Hội An

4. Nét tâm linh độc đáo của Chùa Cầu Hội An

Tuy công trình kiến trúc này được gọi với cái tên Chùa Cầu nhưng lại không thờ Phật. Chùa Cầu được sử dụng làm nơi thờ tự một vị thần có tên là Bắc Đế Trấn Võ. Ông có sứ mệnh hộ vệ xứ sở, mang niềm vui cùng hạnh phúc đến cho con người.

Nét tâm linh độc đáo của Chùa Cầu Hội An

Có lẽ vì vậy, mà qua lịch sử gần 400 năm Chùa Cầu được xây dựng , người dân Hội An đã yên tâm sinh sống, an cư lập nghiệp. Du khách đến với nơi đây cũng nhận thấy cảm giác bình yên, thư thái hiếm có trong cuộc sống lắm nỗi bộn bề thường ngày.

5. Chùa Cầu – Dấu ấn thời gian ở Phố Cổ Hội An

Trải qua thời gian lịch sử khoảng 400 năm, Chùa Cầu không những là công trình kiến trúc thể hiện giá trị văn hóa phong phú đa dạng mà còn trở thành chứng nhân lịch sử trong những cuộc đấu tranh giành độc lập kiêu hùng đầy đau thương và xót xa. Mang trên mình những ý nghĩa như vậy, Chùa Cầu đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990.

Chùa Cầu - Dấu ấn thời gian ở Phố Cổ Hội An

Giờ đây khi nhắc đến Phố Cổ Hội An người ta sẽ nhớ ngay đến Chùa Cầu, bởi Chùa Cầu không những là một công trình kiến trúc, một di tích lịch sử văn hóa mà Chùa Cầu còn là biểu tượng của Phố Cổ Hội An nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.

Có một sự thật thú vị có thể bạn chưa biết, đó là trên tờ 20.000 đồng có in hình ảnh của Chùa Cầu. Có thể khẳng định Chùa Cầu không chỉ dừng lại ở mức biểu tượng của một địa phương mà hơn thế, Chùa Cầu vô cùng được nhà nước chú ý và xem trọng.

Chùa Cầu - Dấu ấn thời gian ở Phố Cổ Hội An

6. Địa chỉ cụ thể của Chùa Cầu

Chùa Cầu tọa lạc đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Minh Khai, Phố Cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa bắc qua một con lạch nhỏ nước thông ra sông Hoài, nối liền hai phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai nằm ở phía Tây Nam của khu Phố Cổ.

địa chỉ Chùa Cầu Hội An

Vì Chùa Cầu nằm trong trung tâm của Phố Cổ Hội An nên quý du khách sau khi di chuyển đến Phố Cổ gửi xe bên ngoài rồi tiếp tục đi bộ để tham quan. Trong quá trình di chuyển đến Chùa Cầu, du khách sẽ được tận hưởng dáng vẻ cổ kính cùng cảm nhận cảm giác bình yên hiếm có khi rảo bước con đường của Phố Cổ.

7. Lời Kết

Qúy du khách đến với Quảng Nam, nhất định một lần phải về thăm Chùa Cầu Phố Cổ. Khi ghé thăm nơi đây, du khách như đặt chân trở về với một thời giao thương sầm uất, rộn ràng náo nhiệt. Không chỉ ấn tượng bởi dáng vẻ cổ kính mà Chùa Cầu còn ghi dấu trong lòng người bạn phương xa bởi cảm giác bình yên, thư thái ở trong lòng.

Với những thông tin thú vị trên Hành Hương Việt chúc quý du khách có một chuyến đi thật thoải mái và ấn tượng khi đến với Chùa Cầu – biểu tượng văn hóa của Phố Cổ Hội An.

Xem thêm: Tòa Thánh Tây Ninh – Biểu tượng độc đáo của người Cao Đài xứ núi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0908957201