Nhắc đến Tây Ninh, du khách sẽ nghĩ ngay đến điểm du lịch Núi Bà Đen Tây Ninh (được biết đến với tên gọi “Nóc nhà Đông Nam Bộ”) – mảnh đất được xem như nơi giao lưu của văn hóa và tôn giáo mang đậm màu sắc của tín ngưỡng đặc sắc. Vậy mảnh đất này có những đặc trưng gì khiến lúc nào du khách cũng đến tham quan đông đúc như vậy? Qua bài viết này, hãy cùng Hành Hương Việt tìm hiểu về du lịch Núi bà đen Tây Ninh cũng như phong cảnh núi bà đen Tây Ninh nhé!
Mục Lục
1. Du lịch Núi Bà Đen Tây Ninh có gì đặc biệt?
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam Bộ với chiều cao khoảng 986m toạ lạc phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thành phố 11km. Thuộc quần thể di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh và du lịch, núi Bà Đen đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Khu du lịch quốc gia.
Núi Bà có diện tích 24 km², được tạo thành từ 3 ngọn núi: Núi Heo – Núi Phụng – Núi Bà Đen. Nơi đây quanh năm mây mù che phủ, xứng với danh xưng “Đệ nhất thiên sơn” – biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh.
Núi Bà Đen Tây Ninh nổi tiếng bởi vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng và lưu giữ nhiều câu chuyện huyền thoại. Từ núi Bà Đen phóng tầm mắt ra xa là một vùng đồng bằng mênh mông được bao phủ màu xanh của ngoại ô thành phố.
Khi được nhìn từ xa, núi Bà Đen lúc thì khoe mình giữa nền trời trong xanh, lúc thì e ấp ẩn giấu trong làn sương mờ của mây trời. Nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn nhiều du khách bởi một quần thể với nền kiến trúc độc đáo gồm các hệ thống điện, chùa, miếu, tháp… mang đậm đặc trưng của nền văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian được phân bố trải dài từ cuối chân núi, sườn núi, và lên đến đỉnh.
Núi Bà Đen Tây Ninh sở hữu một số ngôi chùa như: chùa Phật, chùa Hang, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Vân Sơn… Bên cạnh đó, tại đây còn nổi tiếng với nhiều động nhỏ: động Thanh Long, động Ba Cô, động Ba Tuần…
Theo như “Gia Định Thành Thông Chí” viết, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Trong khi đó, theo các bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Vào khoảng nửa thế kỷ XVIII, xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau dần được người dân gọi trại dần thành núi Bà Đen và cũng chinh là tên gọi được nhiều người biết đến. Ngoài ra, cũng có người gọi là núi Điện Bà.
2. Các cách để leo đến đỉnh Núi Bà Đen Tây Ninh
Để đến được đỉnh núi Bà Đen, du khách phải trải qua hai chặng: từ chân núi lên chùa Bà Đen và từ chùa lên đỉnh núi. Ở chặng thứ nhất từ chùa lên đỉnh núi chỉ có thể leo bộ, chặng tiếp theo từ chân núi tới chùa lại có 3 cách:
- Đi cáp treo: Tuyến cáp treo dài 1.200m và đây là cách nhanh nhất để tới đỉnh. Điểm độc đáo của “Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới” này không chỉ ở độ lớn mà còn ở thiết kế mái được tạo hình 3 cột sóng, tượng trưng cho 3 ngọn núi nổi tiếng nhất Tây Ninh là núi Bà, núi Phụng và núi Heo.
- Đi bộ: Nhiều bạn trẻ muốn trải nghiệm cảm giác chinh phục leo tới đỉnh núi bằng chính sức lực của mình thì cũng có thể thử. Tuy nhiên thì đường lên núi khá dốc nên cần chú ý chuẩn bị kĩ càng và leo núi cẩn thận.
- Đi bằng hệ thống máng trượt.
Quá trình hành hương đem đến cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc khi được thưởng thức phong cảnh núi Bà Đen Tây Ninh hùng vĩ, hữu tình với màu xanh ngút mắt, điểm xuyết thêm bằng những khóm hoa kiểng nên thơ giữa núi rừng Tây Ninh.
Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và thời gian, khách tham quan sẽ sở hữu những trải nghiệm khác biệt như: được thả mình trôi lơ lửng trên ngọn cây cao, trong những đám mây lưng chừng núi; đắm mình trong sắc vàng vào thời điểm cây thay lá, bị mê hoặc bởi hoa dông đỏ rực hay trong những vạt hoa rực rỡ đủ sắc màu theo mùa.
3. Phong cảnh Núi Bà Đen Tây Ninh nhìn từ trên cao
Sở hữu độ cao lên đến 986m, đỉnh núi Bà Đen được ví tựa như chốn bồng lai tiên cảnh bởi vẻ đẹp được mây mù bao phủ quanh năm. Những du khách đam mê leo núi, thích trải nghiệm và khám phá thường chọn leo núi để có thể vừa đi vừa ngắm cảnh.
Hiện tại, nơi đây có rất nhiều cung đường đặc sắc với nhiều thử thách hấp dẫn người viếng thăm nhưng nhìn chung, các cung đường này không dễ dàng đối với những người chưa có kinh nghiệm leo núi.
Du khách cũng có thể lựa chọn trải nghiệm qua đêm trên núi để có thể tận hưởng, cảm nhận được sự khác biệt của 4 mùa xuân, hạ, thu, đông trong một ngày. Du khách sẽ cảm nhận được sự hoang sơ đầy tĩnh lặng của vùng Ma Thiên Lãnh, được tận hưởng bình minh rực rỡ trên đỉnh núi hay ngắm nhìn những dải mây bồng bềnh.
Sẽ là một điều thiếu sót lớn nếu du khách đến chiêm bái lễ Phật, viếng Bà mà không thử trải nghiệm ẩm thực chay nơi đây. Những món chay đơn giản được phục vụ miễn phí sẽ giúp cho du khách cảm thấy bản thân phần nào trở nên sâu lắng, thanh tịnh hơn.
4. Các địa điểm linh thiêng tại Núi Bà Đen Tây Ninh
4.1 Chùa Bà Đen
Chùa Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Tự hay còn gọi là chùa Phật, chùa Thượng) nằm ở độ cao 350 m giữa lưng chừng núi Bà Đen. Chùa được hình thành năm 1745 và xây dựng năm 1763 và trải qua nhiều lần trùng tu và khởi dựng, được khánh thành vào năm 1997.
Đây cũng chính là ngôi chùa cổ xưa nhất tại Tây Ninh. Cùng với hơn 300 năm tuổi đời, đây là nơi thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (tục gọi là Bà Đen) được đông đảo người dân địa phương và du khách truyền tụng cho nhau về sự linh thiêng.
Một trong những điều khiến chùa Bà trở thành nơi hấp dẫn du khách chính là hai cột đá xanh được tạc từ đầu thế kỷ ở 20 ở tiền đường. Chính điện rộng lớn và có đặt nhiều tượng phật được điêu khắc tinh xảo. Hàng năm, nhất là vào Rằm tháng giêng và ngày lễ vía Bà, rất đông du khách gần xa và bà con địa phương tới đây hành hương, bái lễ kết hợp tham quan du lịch.
4.2 Chùa Linh Sơn Hoà Đồng
Ngôi chùa tiếp theo du khách viếng thăm là chùa Linh Sơn Hoà Đồng (chùa Hoà Đồng). Ngôi chùa Linh Sơn Hòa Đồng trùng tu theo kiến trúc quen thuộc của chùa miếu Nam Bộ.
Được ưu ái nằm biệt lập ở một góc núi Bà Đen và có diện tích chỉ khoảng 200 m², chùa Hòa Đồng mang theo một vẻ đẹp rất cổ kính và tĩnh mịch làm tăng thêm tính linh thiêng của nơi đây. Lối dẫn vào chùa được thiết kế đặc biệt với hình dáng như một cây cầu gỗ, ngôi chùa được bao bọc bởi tán cây rừng. Mang đến không gian xanh mát, cái nắng gay gắt của miền Tây nhường chỗ cho một không gian thanh tĩnh, yên bình.
Tại nơi đây, từ độ cao 350m, du khách có thể ngắm nhìn cảnh sắc thiên phú của núi non và đồng bằng. Ngoài ra, du khách còn có thể cung kính dâng hương cho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn khi trên đường đến chùa Linh Sơn Hoà Đồng.
4.3 Chùa Linh Sơn Long Châu (chùa Hang)
Sau khi đi qua khu vực Linh Sơn Tiên Thạch Tự và vượt qua 100 bậc thang, du khách sẽ đến với điểm tham quan tiếp theo là chùa Hang. Chùa Linh Sơn Long Châu được thành lập năm 1830, trùng tu năm 1995, theo hệ phái Bắc Tông.
4.4 Chùa Quan Âm
Chùa Quan Âm (động Ba Cô) là ngôi chùa nằm cao nhất trong quần thể chùa Bà Đen. Từ chùa Hang, đi qua cả trăm bậc thang với độ dốc thẳng đứng du khách sẽ lên được tới chùa Quan Âm. Nơi đây có Quan Âm Tự thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cùng nhiều miếu và hang động nhân tạo thờ Cô và thờ Mẫu.
Hang động được tạo bởi những phiến đá tự nhiên, trang trí thêm các thạch nhũ. Kết hợp tiếng nước chảy róc rách xung quanh, tạo không khí vừa linh thiêng vừa kỳ bí. Đến chùa Quan Âm, du khách còn có thể xin xăm, xin keo cầu an cho năm mới.
4.5 Chùa Linh Sơn Phước Trung (chùa Trung)
Chùa nằm ở ngay lối cổng ra vào Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen nên là nơi rất đông du khách lui tới chiêm bái. Chùa theo hệ phái Bắc Tông, được thành lập năm 1876 và cùng thờ Linh Sơn Thánh Mẫu.
Chùa Trung sở hữu kiến trúc đặc trưng của Phật giáo miền Nam với những hoạ tiết được chạm khắc tinh tế và đặc sắc. Ngoài ra chùa sở hữu khu vườn rộng rãi rợp bóng bồ đề.
5. Lời kết
Núi Bà Đen Tây Ninh là một danh thắng nổi tiếng được coi là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh. Trong vô số địa điểm du lịch khác, Núi Bà Đen vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo để mọi người tìm kiếm sự an nhiên, sự bình lặng trong tâm hồn. Để có được trải nghiệm tuyêt vời này, hãy tìm đến nơi đây nhé!
Xem thêm: Khám phá Dinh Cậu Phú Quốc – ngôi miếu hơn 300 năm tuổi
Bài viết liên quan: